Đăng bởi
abogo
20/06/2021
Review Du Lịch Con Cuông

REVIEW DU LỊCH CON CUÔNG NGHỆ AN TẤT TẦN TẬT- ABOGO

     REVIEW DU LỊCH CON CUÔNG NGHỆ AN TẤT TẦN TẬT- Em là một người con của xứ Nghệ sinh ra tại Con Cuông. Hiện em cũng đang làm du lịch rất nhiều nơi toàn quốc và Đông Nam Á. Nhưng làm nhiều nơi như vậy, tiếp xúc nhiều cảnh đẹp công trình từ con người xây dựng đến vậy. Tiếp cận rất nhiều khách hàng giàu có đẳng cấp rồi cuối cùng mới nghe được những lời tâm sự từ giới siêu giàu chia sẻ rằng: Thiệt ra khi những người đó đã đi quá nhiều nơi rồi thì cái lưu tâm sâu sắc nhất. Chỉ có cảnh đẹp thiên nhiên từ nơi chốn sinh thành mình luôn trở thành hoài niệm đẹp. Em thấy cũng đúng cả nhà ạ, đi đâu rồi cũng không bằng quê hương mình. Mà cả nhà có công nhận rằng Con Cuông mình đẹp thật sự không ạ. Chính vì không thể cầm lòng nỗi, nên hôm nay em viết một bài Review Du Lịch Mọi Thứ Khi Đến Con Cuông. Để người dân cả nước biết đến Con Cuông là một nơi thật đẹp, có thật nhiều thứ để khám phá. Em xin chia sẻ bài viết Review Du Lịch Con Cuông phía dưới. Nguồn được trích dẫn từ những các bạn dân Phượt, các tờ báo lớn, của anh chị em Cộng Đồng Con Cuông. Xin Cảm ơn cả nhà đã đọc bài viết này và chia sẻ rộng ra để nhiều người biết đến Con Cuông hơn ạ.

 

CẢNH ĐẸP CON CUÔNG NGHỆ AN

                                .

Sông Giăng Du Lịch Sinh Thái Hấp Dẫn ở Nghệ An Con Cuông Abogo

Sông Giăng Review Con Cuông Nghệ An Du Lịch

Đi thuyền trên dòng sông Giăng là trải nghiệm thú vị đối với du khách. Dòng sông xanh ngút ngàn chảy như nguồn huyết mạch qua những ngọn núi hùng vĩ Tại Con Cuông Nghệ An.

Ngược sông Giăng

Không được tận hưởng cảm giác thích thú khi vừa rời cái nóng đến bỏng rát ngoài trời những ngày hè rồi lập tức ùa vào không khí mát lạnh khi vào sâu Vườn quốc gia Pù Mát; không thấy được thác đổ như dải lụa giữa rừng…, nhưng đến Con Cuông (tỉnh Nghệ An) mùa này lại có những trải nghiệm thú vị khi ngược dòng sông Giăng gập ghềnh sỏi đá, nhìn ngắm hàng chục cọn nước nối nhau kẽo kẹt quay đều, hay trầm trồ trước cảnh rừng săng lẻ mùa lá rụng. Mầu trắng đến lạ của săng lẻ trơ cành níu cảm giác ngỡ ngàng trong lòng du khách…

"Đập

Nơi vùng lõi Pù Mát- Sông Giăng Có Đặc Điểm Gì?

Khi cái lạnh chưa qua, nắng hè chưa tới, chúng tôi chọn điểm đến Con Cuông, để tận hưởng thiên nhiên tươi đẹp của đại ngàn, cảm nhận nét văn hóa đặc sắc của cộng đồng các dân tộc nơi đây. Thuộc bên đông dãy Trường Sơn, vùng đất này có những đặc điểm, điều kiện khí hậu rất riêng, nhìn chung là khắc nghiệt đối với sản xuất nông nghiệp, nhưng lại là tiềm năng cho du lịch vươn xa.

Nằm trong vùng được UNESCO công nhận Khu dự trữ sinh quyển tây Nghệ An, Con Cuông là địa danh hấp dẫn nhờ có Vườn quốc gia Pù Mát, với cấu trúc núi đá vôi tạo ra nhiều hang động, thác nước đẹp. Những khu rừng nguyên sinh với thảm động thực vật phong phú, ôm trong lòng thác Khe Kèm, suối nước Mọc, sông Giăng, rừng săng lẻ… và những nét văn hóa đặc trưng của đồng bào dân tộc Thái, Đan Lai…

Vị Trí Sông Giăng Ở Đâu Con Cuông Nghệ An?

Từ trung tâm thị trấn Con Cuông, qua các bản làng người Thái tiến sâu vào vùng lõi của Pù Mát khoảng hơn 20 km tới đập Pha Lài. Theo tiếng Thái, Pha Lài có nghĩa là hoa của trời. Từ bến thuyền ngược dòng sông Giăng lên thượng nguồn Khe Khặng, đến với ba bản của người Đan Lai – tộc người thiểu số đang được bảo tồn và phát triển. Dòng sông Giăng vốn hiền hòa uốn lượn trong vùng lõi Pù Mát, mùa cạn trở nên dữ dội và kỳ thú khi dòng nước xối vào sỏi đá cuộn trào. Review Du Lịch Con Cuông.

Theo người lái thuyền có 15 năm kinh nghiệm chèo lái, đi thuyền mùa cạn nước nếu không thông thạo luồng lạch, địa hình, thuyền có thể va vào rất nhiều vật cản làm mất lái, tròng trành, quay ngang, thậm chí là lật úp. Hơn hai giờ ngược sông Giăng, du khách trải nghiệm cảm giác “phiêu” cùng con nước. Đi giữa rừng xanh, núi thẳm, ngắm những vạt hoa đủ sắc mầu in sắc nơi đáy sông đầy thơ mộng, cảm nhận sự bình lặng giữa hoang sơ khi thấy đàn cò nhảy nhót trên lưng những con trâu nằm ườn sưởi nắng… Nơi thượng nguồn vẫn âm vang đâu đó truyền thuyết về người Đan Lai càng hối chân du khách.

Điểm dừng chân đầu tiên của chúng tôi là Trạm Biên phòng Khe Khặng, tại bản Cò Phạt, xã Môn Sơn. Trò chuyện thân mật như người quen lâu ngày gặp lại, Đại úy Võ Văn Hiệp chia sẻ, quê anh ở dưới xuôi, nhận nhiệm vụ tại Trạm Biên phòng Khe Khặng được khoảng một năm rồi. Gắn bó với địa bàn và người dân Đan Lai ở đây, khó khăn không làm anh quản ngại, mà chỉ băn khoăn làm sao để người dân ở đây bớt khổ. Từ bản Cò Phạt ra khu trung tâm xã, ngoài đường sông (không có phương tiện thường xuyên và chi phí tốn kém) chỉ có con đường duy nhất xuyên rừng, dài gần 20 km, trời nắng cũng khó đi, còn trời mưa thì không đi nổi. 112 hộ, 500 nhân khẩu đều là người Đan Lai và tất cả đều là hộ nghèo, với hơn 30% số người dân không biết chữ.

Hiện tại, trạm biên phòng kết hợp điểm trường cắm bản đã vận động 16 người từ 41 đến 50 tuổi tham gia lớp xóa mù chữ. Bản Cò Phạt đã có điểm trường tiểu học, trạm y tế quân dân y kết hợp, điện lưới. Tuy nhiên, người dân sinh sống chủ yếu dựa vào rừng, tự cung tự cấp; đất sản xuất nông nghiệp quá ít, không có hướng thoát nghèo bền vững. Một người phụ nữ Đan Lai còn rất trẻ cho hay, chị có ba người con từ 11 đến 15 tuổi, đứa lớn đã nghỉ học, ở nhà chưa biết làm gì vì nghề không có, ruộng nương cũng không đủ.

Ngược Dòng Lịch Sử Sông Giăng Con Cuông Nghệ An!

Phó Trưởng bản Cò Phạt Lê Văn Điệp, sinh năm 1982, cũng có bốn con. Theo anh, cuộc sống của đồng bào ở đây khó trăm bề; 112 hộ chỉ có 3 ha đất canh tác. Nhà anh có sáu người với 400 m2, ai khỏe thì đi rừng kiếm sống, nhưng phần lớn không muốn di dời. Nhà nước có hỗ trợ hộ nghèo, nhưng chỉ là giải pháp tình thế. Trẻ em lớn lên ra ngoài tìm việc cũng không dễ và phần nhiều đều quay về bản. Hỏi anh vì sao lấy vợ sớm, anh bảo: “Trước kia chỉ sống trong rừng, không có đường ra trung tâm, không tiếp xúc với bên ngoài, thành ra vậy…”. Về chuyện tộc người mình có thói quen ngủ ngồi, anh bảo, ấy là ngày xưa chạy càn, chứ bây giờ, nhà nào cũng có giường nằm hết cả.

Theo UBND tỉnh Nghệ An, tộc người thiểu số Đan Lai cư trú chủ yếu ở vùng lõi của Vườn quốc gia Pù Mát, với khoảng 250 hộ, gần 1.000 nhân khẩu. Vùng thượng nguồn Khe Khẳng có ba bản Khe Cồn, Búng và Cò Phạt thuộc xã biên giới Môn Sơn, cách trung tâm huyện 40 km (cách trung tâm tỉnh 160 km). Trước năm 2001 chưa có đường vào bản, cho nên việc di chuyển chủ yếu là đi bộ theo lối mòn và thuyền ba lá dọc khe suối. Điều kiện cách biệt về địa lý và các tập tục lạc hậu, cuộc sống tộc người Đan Lai dựa vào rừng, săn bắn, hái lượm và phát rẫy, nghèo đói quanh năm. Nạn tảo hôn và hôn nhân cận huyết diễn ra khá phổ biến…

Nhằm bảo tồn, phát triển bền vững, giúp đồng bào thoát khỏi đói nghèo, lạc hậu và bảo tồn Vườn quốc gia Pù Mát, bảo vệ an ninh biên giới kết hợp du lịch, năm 2006, Chính phủ phê duyệt Đề án bảo tồn và phát triển bền vững tộc người thiểu số Đan Lai; trước đó là dự án di dời, tái định cư các hộ đồng bào Đan Lai của tỉnh Nghệ An. Từ năm 2002 đến nay, 77 hộ tộc người Đan Lai sinh sống tại thượng nguồn Khe Khặng đã được di dời tới các điểm tái định cư xã Thạch Ngàn, 36 hộ ra hai bản thuộc xã Môn Sơn (chưa đạt yêu cầu so với mục tiêu đề án do thiếu quỹ đất, nguồn vốn và điều kiện sinh hoạt…).

Để ổn định đời sống đồng bào Đan Lai cả ở nơi cũ và điểm tái định cư, cần sự phối hợp đồng bộ, hiệu quả hơn nữa giữa lực lượng biên phòng, kiểm lâm và cấp ủy, chính quyền tỉnh Nghệ An. Tuy nhiên, nỗ lực bước đầu đã làm thay đổi cách nghĩ, thói quen lạc hậu của đồng bào. Trẻ em được đến trường, người bệnh được chăm sóc y tế… cơ bản ngăn chặn được nạn hôn nhân cận huyết, bảo vệ và phát triển giống nòi cũng như giữ rừng thiêng Pù Mát.

Làm du lịch từ giữ gìn bản sắc…

Không uổng công khi vượt hàng trăm cây số lên bản Đình, xã Bình Chuẩn, huyện Con Cuông, để chiêm ngưỡng hàng chục cây cọn nước rêu phong dọc theo con suối nhỏ. Trong lúc tìm đường lên bản, chúng tôi đi “lạc” mấy chục cây số đường vòng. Bù lại là đến được bản Coọc, xã Yên Hòa, huyện Tương Dương và ngắm nhìn thỏa thích gần 30 cọn nước xếp đều tăm tắp, kẽo kẹt quay đều. Cọn nước có ở rất nhiều nơi, như các vùng đồng bào dân tộc Tày, Nùng, Mường, Thái,… nhưng tập trung tại một điểm như ở bản Coọc, bản Đình thì không nhiều nơi có. Giữa thung lũng xanh mướt của đồng lúa đương thì con gái, được bao quanh bởi những dãy núi chạy vòng cánh cung, những hàng cọn nước như điểm nhấn sinh động làm đẹp thêm bức tranh thiên nhiên miền sơn cước.

Từ nhiều đời nay, cọn nước đã xuất hiện trong đời sống người dân tộc thiểu số vùng cao như một biểu tượng văn minh lúa nước. Đó không chỉ là phương thức thủy lợi phổ biến mà còn mang ý nghĩa văn hóa sâu sắc, thể hiện đầy đủ tính sáng tạo trong kỹ thuật và mỹ thuật của đồng bào. Cọn nước chỉ hoạt động mùa nước cạn; còn khi mùa lũ về, người dân tháo ra và cất đi. Càng ngắm nghía, trầm trồ, càng khâm phục khả năng sáng tạo của người xưa trong việc chinh phục thiên nhiên. Để rồi lại băn khoăn, rồi đây khi cơ giới hóa nông nghiệp càng phát triển, máy bơm, máy hút xuất hiện phổ biến hơn, những cọn nước sẽ mất dần vai trò đảm nhiệm từ bao đời nay. Sẽ thật tiếc nếu du lịch khám phá và trải nghiệm văn hóa vùng cao mà không còn được chiêm ngưỡng vẻ độc đáo của các cây cọn nước.

Ngoài điều kiện thiên nhiên thuận lợi cho phát triển du lịch, cộng đồng các dân tộc quần tụ ở Con Cuông, trong đó hơn 70% số người dân tộc Thái, đã tạo nên nhiều nét văn hóa truyền thống hấp dẫn. Theo UBND huyện Con Cuông, một số khu, điểm du lịch như Pha Lài – sông Giăng; thác Khe Kèm (xã Lục Dạ); khe nước Mọc (xã Yên Khê)… đã thu hút đông đảo du khách. Mô hình du lịch văn hóa gắn với hoạt động biểu diễn nghệ thuật dân ca, nhạc cụ dân tộc bước đầu hoạt động hiệu quả, hấp dẫn du khách tại các điểm du lịch cộng đồng, di tích lịch sử văn hóa… Toàn huyện hiện có bốn bản được lựa chọn gắn biển du lịch cộng đồng, đó là: Bản Nưa (xã Yên Khê), bản Khe Rạn (xã Bồng Khê), bản Xiềng (xã Môn Sơn), bản Yên Thành (xã Lục Dạ). Nhưng đi vào hoạt động hiệu quả chỉ có hai bản Nưa và Khe Rạn.

Du Lịch Con Cuông Cách Lưu Trú Ở Tại Sông Giăng Nghệ An?

Trải nghiệm mô hình du lịch homestay (ăn, ở tại nhà dân) tại bản Nưa, chúng tôi được chị chủ nhà Lô Thị Hoa giới thiệu đầy đủ những sản phẩm du lịch trong chương trình. Tới đây, du khách được thưởng thức ẩm thực đặc trưng của đồng bào dân tộc Thái, các điệu dân ca, dân vũ đặc sắc, được “ba cùng” với người dân bản. Chị Hoa cho biết, tham gia mô hình này từ năm 2011, chị được tổ chức UNESCO tập huấn và cho đi thực tế học hỏi cách làm du lịch cộng đồng, học cách giới thiệu cho du khách hiểu về văn hóa bản địa, để cùng người dân địa phương bảo vệ tài nguyên đất, rừng, tài nguyên văn hóa của dân tộc mình.

Được Vườn quốc gia Pù Mát hỗ trợ, chọn tham gia dự án của Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) phát triển du lịch cộng đồng, với những cam kết cụ thể hướng tới gần gũi thiên nhiên, chị càng hiểu hơn giá trị di sản thiên nhiên và văn hóa nơi mình sinh sống. Mô hình homestay đã góp phần thay đổi quan niệm và thói quen ứng xử với môi trường của dân bản.

Để phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn ở Con Cuông như mong đợi, còn rất nhiều việc phải làm. Nhưng có lẽ, song hành với phát triển, điều quan trọng nhất là nhiệm vụ bảo tồn tài nguyên thiên nhiên, trân trọng môi trường và các giá trị truyền thống vốn có, xây dựng thành chuỗi giá trị có tính thương hiệu, đặc thù. Ý thức về phát triển du lịch bền vững sẽ thay đổi ngay từ những hành động nhỏ gần gũi thiên nhiên, hướng tới cộng đồng.

Về Con Cuông du thuyền sông Giăng

Về với Con Cuông, được du thuyền ngược dòng sông Giăng thật không gì lý thú hơn. Trong suốt hành trình, du khách sẽ bị cuốn hút bởi những hình ảnh tuyệt đẹp của núi non sông nước, của hoa lá cây rừng ở nơi có một không hai này. Ẩn hiện dưới những tán lá xanh là những thảm hoa đủ màu sắc; trên những triền núi cao là những cây cổ thụ hàng trăm năm tuổi, mỗi cây là một tuyệt tác của tự nhiên…

"Song

Bí quyết khám phá sông Giăng thơ mộng nổi tiếng xứ Nghệ

Sông Giăng là phụ lưu cấp I của sông Lam, chảy qua các huyện Con Cuông, Anh Sơn, Thanh Chương. Vì xuyên qua lõi Vườn Quốc gia Pù Mát, sông Giăng trở thành một điểm đến đáng chú ý với khung cảnh thiên nhiên hoang sơ mà vẫn rất đỗi nên thơ. Không chỉ vậy, dòng sông này còn gắn liền với nhiều khu du lịch sinh thái và mang nhiều ý nghĩa văn hóa độc đáo

Sông Giăng nổi tiếng với mặt nước xanh trong vắt. Vào những thời điểm có sương mù, cả dòng sông chìm trong lớp sương mờ ảo đẹp tựa tranh thủy mặc. Để tiện nhất cho chuyến khám phá sông Giăng, du khách có thể đi xe khách hoặc thuê xe tự lái đến Môn Sơn (Con Cuông) cách TP.Vinh 100km và từ Môn Sơn đi tiếp vào điểm du lịch vùng lõi Vườn Quốc gia Pù Mát

Tại điểm du lịch gần đập Phà Lài, du khách sẽ được trải nghiệm chuyến khám phá thiên nhiên hữu tình dọc theo con sông bằng cách thuê thuyền của người địa phương. Từ đập vào bãi tắm sông dài khoảng 4km có giá thuê thuyền từ 200.000 – 300.000 đồng. Khách du lịch cũng có thể vào tận bản người Đan Lai cách đập 20km với giá thuyền 1,2 – 1,5 triệu đồng.

Đến với sông Giăng, du khách được thưởng thức đặc sản cá mát trứ danh. Cá tươi được người dân nơi đây đánh bắt từ con sông xanh đã tạo nên thương hiệu “cá sông Giăng, măng chợ Cồn” nức tiếng

Các bạn trẻ ưa mạo hiểm có thể trải nghiệm những hoạt động cảm giác mạnh như chèo thuyền kayak hoặc đu dây qua sông

Du khách tham gia hành trình khám phá sông Giăng vừa được ngắm khung cảnh hoang sơ kỳ vĩ của rừng Pù Mát vừa hòa cùng nhịp sống hàng ngày của người dân địa phương

Sau một ngày tắm mát, vui chơi trên sông, du khách có thể lựa chọn nghỉ lại tại bản Xiềng (xã Môn Sơn) hay bản Nưa (xã Yên Khê) trong những homestay nhà sàn và trải nghiệm sinh hoạt cộng đồng cùng bà con dân tộc Thái. Giá cho một đêm nghỉ tại homestay rất “mềm”, chỉ khoảng 100.000 đồng/người

Thác Khe Kem Review Du Lịch Con Cuông Nghệ An

Kỳ thú Thác Khe Kèm ở miền Tây Nghệ An. Ngọn thác đổ dòng nước từ trên cao xuống trắng xoá. 

Thác Khe Kem Con Cuông Nghệ An- Review Du Lịch Xứ Nghệ

Địa Chỉ Tại Đây

Cách thị trấn Con Cuông khoảng 25km, thác Khe Kèm được coi là một kỳ thú của thiên nhiên ban tặng cho miền Tây Nghệ An. 

Thác Khe Kèm nằm trong khu vực rừng Quốc gia Pù Mát, thuộc huyện Con Cuông, Nghệ An. Từ xa, con thác trông như dải lụa trắng mềm nổi bật giữa nền xanh của thảm thực vật Vườn Quốc gia Pù Mát. Từ độ cao 500 m, thác Khe Kèm đổ xuống tung bọt trắng xóa. Dòng nước mát lạnh như kem của con thác này xua đi mọi oi bức của mùa hè. Một du khách tỏ ra rất thú vị với những bọt nước của con thác. Biển chỉ dẫn khu vực đường vào thăm thác Khe Kèm. Nhiều quán hàng mọc lên trong khu vực để phục vụ du khách. Quán hàng nào cũng có những món đặc sản tuyệt tác của núi rừng phục vụ du khách: gà nướng, cá mát nướng, nộm hoa chuối rừng, cơm lam… . Đến đây, du khách còn có thể cùng xem cách chế biến cơm lam của người dân địa phương. Nhiều khách du lịch ngoại quốc sau khi khám phá Vườn Quốc gia Pù Mát đã dừng lại Khe Kèm như một điểm lý thú của hành trình. Rất nhiều nhóm bạn, nhóm phượt cũng đến với kỳ thú thiên nhiên bậc nhất miền Tây xứ Nghệ này.

Thác Khe Kèm Con Cuông Review Nghệ An ABogo Du Lịch
Du Lịch Thác Khe Kèm Con Cuông Review Nghệ An ABogo

Đi đến Thác Khe Kèm thế nào?

Thác Khe Kèm cách thị trấn Con Cuông – tỉnh Nghệ An khoảng 20 km về phía nam. Đây là địa điểm được nhiều nhà khoa học khẳng định là thác nước nguyên sinh bậc nhất Việt Nam và chưa hề chịu sự tác động của con người.

Con đường dẫn vào thác cũng uốn lượn mềm mại, bao phủ xung quanh là những tán cây cổ thụ lâu năm khiến du khách phải trầm trồ. Hai bên đường có nhiều cân xanh nên đoạn đường này lúc nào cũng im mát. Vì vậy du khách có thể đi bằng xe máy để có thể trải nghiệm và hòa mình vào cảnh sắc thiên nhiên.

Thác Khe Kèm Review Du Lịch Con Cường Nghệ An– vẻ đẹp hoang sơ mà ít ai ngờ tới

Phía trên và hai bên thác là cả một thảm thực vật với hàng trăm loài hoa quanh năm khoe sắc. Mỗi mùa có một loài hoa nên tạo cho du khách có cảm giác như lạc vào vườn hoa đại ngàn. Về mùa hè, nhiệt độ tại khu vực Thác là 20 độ C vô cùng mát mẻ.

Phía dưới chân thác là khe nước dài với những phiến đá phẳng lỳ trông như những chiếc bàn lớn. Cũng tại chân thác, là những hồ nhỏ có độ nông, sâu khác nhau tạo nên một bức tranh phong cảnh thiên nhiên tuyệt vời. Dòng nước trong vắt có thể nhìn thấy đáy và cả những đàn cá tung tăng bơi lội. Có một điểm thú vị đó là những đàn cá ở đây không ngại quấn vào người những du khách khi xuống tắm tạo cảm giác thích thú đến kì lạ.

"Thac

Đã có nhiều cuộc khảo sát và nghiên cứu về thác Khe Kèm. Các nhà khoa học đã từng đánh giá nơi đây giống như một kho tàng phong phú về thực vật và các loại cây thuốc quý hiếm. Nhiều loài cây khác nhau nở hoa theo từng mùa, luôn tạo cảm giác đa sắc.

Du khách có thể thoả thích vui chơi bên dòng thác để tận hưởng không khí mát mẻ và môi trường trong lành của thiên nhiên. Du khách cũng có thể men theo đường mòn lên đỉnh thác, thoả sức ngắm cảnh núi rừng. Từ đây du khách cũng có thể đi ngược lên thung lũng Khe Bu hoặc đi bộ leo núi Pu Loong – một ngọn núi cao ở Vườn Quốc gia Pù Mát (thời gian đi về mất khoảng từ 6-8 tiếng).

Thác Kèm cũng là nơi thường xuyên diễn ra các hoạt động ngoại khóa hay các chương trình thực tế. Nổi tiếng phải kể đến chương trình thực tế “cuộc đua kỳ thú” năm 2015 với thử thách chinh phục thác kèm nổi tiếng ở Pù Mát. Thử thách này đã được các đội chơi đánh giá là một trong những thử thách khó khăn nhất từ trước đến nay.

Hiện nay đã có một con đường trải nhựa từ thị trấn Con Cuông đến thác Khe Kèm. Tại đây đã có một số cơ sở lưu trú và dịch vụ du lịch phục vụ du khách. Sau khi tắm mát và chụp hình thỏa thích, du khách có thể thoải mái thưởng thức những đặc sản của đồng bào dân tộc Thái : cơm lam, xôi tím, cá Mát sông Giăng, gà nướng mật ong….

Thác Khe Kèm là địa điểm du lịch Con Cuông thu hút nhiều du khách từ khắp nơi đổ về. Người dân nơi đây vô cùng thân thiện và mến khách, phong cách phục vụ rất thoải mái, nhiệt tình. Những món ăn của đồng bào Thái lạ miệng, hấp dẫn với giá cả rất phải chăng.

Trong tương lai, nơi đây hứa hẹn sẽ trở thành một điểm du lịch sinh thái – văn hóa hấp dẫn với khung cảnh núi rừng hùng vĩ, gắn kết không gian văn hóa đặc sắc của các dân tộc thiểu số. Để mỗi khi đến đây du khách có thể hòa mình vào cảnh sắc thiên nhiên êm đềm, sâu lắng của vùng núi rừng hoang sơ với thác nước chảy làm mê đắm lòng người.

Một số thông tin cho du khách khi về với Thác Kèm

  • Giá vé vào cổng Thác Kèm: 10.000/người.
  • Giá vé xe điện vào Thác Kèm: 20.000đ/người.
  • Giao lưu văn nghệ cùng với bà con dân bản: 1.000.000 – 1.800.000/chương trình( tùy thuộc vào số lượng rượu cần, lửa trại).
  • Ngủ homestay tại Bản: du lịch cộng đồng tại Bản Nưa hoặc Bản Khe Rạn: 60.000đ/người/đêm.
  • Nhà nghỉ: bình quân 200.000 -250.000/phòng/đêm.

Khe Nước Mọc Review Du Lịch Abogo Con Cường Nghệ An

Khe Nước Mọc- Review Du Lịch Con Cuông Nghệ An

Nguồn nước mọc thần kỳ từ trong hốc đá ra là một hiện tượng lạ chưa ai giải thích được nguồn bắt đầu từ đâu

Khe Nước Mọc Thần Kỳ Tại Con Cuông Nghệ An

Địa Chỉ Tại Đây

Điều kỳ thú của Khe nước Mọc ở xã Yên Khê, Con Cuông (Nghệ An) là vào mùa đông nước rất ấm, còn mùa hè nước mát lạnh. Về đây, du khách còn được thưởng thức cá nướng, xôi tím… những món đặc sản của của đồng bào Thái.

Ở khe suối nước Mọc, mạch nước quanh năm phun từ sâu dưới lòng đất lên. Người Thái gọi là khe nước Mọc là Tạ Bó (suối nóng lạnh).

Một điều kỳ lạ khe nước Mọc là dù mùa nắng nóng hay mùa mưa, mực nước ở đây vẫn không thay đổi, nó không bị cạn và cũng không đầy hơn.
Khách thập phương từ khắp nơi đổ về tắm suối ở Khe nước Mọc, bởi không gian nơi đây hoang sơ và tĩnh lặng.

Bao quanh dòng suối xanh trong là rừng cây cổ thụ và những tảng đá rêu phong, nối thành bậc thang, tạo sự an toàn cho du khách khi xuống tắm.
Sau khi tắm mát, du khách còn được thưởng thức các món gà nướng hấp dẫn của người dân bản địa. Và cá tràu (cá quả) nướng trên than hồng đỏ rực có giá từ 150 nghìn đồng – 200 nghìn đồng/con.

Khách du lịch còn được thưởng thức các món ẩm thực của người dân tộc Thái.
Đồng bào nơi đây còn sẵn sàng phục vụ du khách món thịt lợn nướng thơm lừng, mùi vị khó cưỡng. Nhiều du khách chọn khe nước Mọc là điểm đến để khám phá và thưởng thức đặc sản miền Tây xứ Nghệ.
Được đắm mình trong làn nước trong xanh ngọc bích và thưởng thức những món ăn đặc sản của đồng bào Thái, cảm giác đó thật tuyệt vời làm sao. Đó là những điều ấn tượng nhất khi du khách ghé thăm Khe Nước Mọc.

Khe Nước Mọc ở bản Nưa, xã Yên Khê, huyện Con Cuông, Nghệ An có nguồn nước được phun lên từ sâu dưới lòng đất. Bao quanh là một rừng cây cổ thụ và những tảng đá rêu phong được hình thành các cung bậc vừa thuận lợi cho người xuống suối, vừa hoang sơ, thơ mộng.

"Khe

Khe nước Mọc tự nhiên lạ kỳ

Khe Nước Mọc được người dân tộc Thái nơi đây gọi với cái tên Tạ Bó (suối nóng lạnh). Dòng nước trong veo ùn chảy làm tan biến cái nóng thiêu đốt của mùa hè. Về mùa thu, dòng suối có vẻ mát dịu hơn cùng với khí trời. Ngược lại, khi vào mùa đông thì thiên nhiên ở đây lại ban tặng cho dòng nước ấm áp vô cùng trong những ngày lạnh giá.

Chính vì những điều đặc biệt xung quanh dòng nước lạ kỳ đó mà dân gian cũng đã thêu dệt nên khá nhiều chuyện quanhkhe nước Mọc, có chuyện gắn với tình yêu lứa đôi. Nhưng có chuyện kể lại rằng, Ngọc hoàng đã tạo thành một cái giếng tiên, để cho các tiên nữ hàng ngày đến đó tắm gội, dung nhan của mình vốn đã đẹp, ngày càng đẹp hơn…

Khe nước Mọc – địa điểm du lịch hấp dẫn

Khe nước Mọc là địa điểm du lịch hấp dẫn. Sau khi tắm mát, du khách còn được thưởng thức những ẩm thực độc đáo. Các món gà nướng hấp dẫn của người dân bản địa và cá tràu (cá quả) nướng trên than hồng đỏ rực, khách du lịch còn được thưởng thức xôi tím nếp cẩm dẻo thơm, có màu sắc hấp dẫn. Đồng bào nơi đây còn sẵn sàng phục vụ du khách món thịt lợn nướng thơm lừng, mùi vị khó cưỡng.
Nhận thấy được giá trị tiềm năng của khe nước Mọc trong việc phát triển du lịch Con Cuông, nên chính quyền và người dân nơi đây đã và đang tích cực bảo vệ, đầu tư, quảng bá để suối Tạ Bó trở thành điểm đến hấp dẫn du khách trong và ngoài nước. Hy vọng trong tương lai, khe nước Mọc tự nhiên ở Con Cuông sẽ là một địa chỉ hấp dẫn được nhiều du khách tới thăm khi đến Nghệ An.

Đập Pha Lài- Review Du Lịch Con Cuông Nghệ An

Đập Phà Lài, công trình thuỷ lợi lớn nhất Con Cuông. Từ khi có đập Phà Lài, Sông Giăng mới được thuần hoá và đường vào bản tái định cư

Đập Pha Lài Con Cuông Review Du Lịch Nghệ An

Sông Giăng, Đập phà Lài là một trong những trải nghiệm thú vị dành cho bất kỳ ai khi đi du lịch Con Cuông Nghệ An. Đập Phà Lài, công trình thuỷ lợi lớn nhất Con Cuông. Từ khi có đập Phà Lài, Sông Giăng mới được thuần hoá và đường vào bản tái định cư Cò Phạt, Khe Khặng của hơn 70 hộ gia đình dân tộc thiểu số Đan Lai mới bớt xa xôi.

Đập Phà Lài là công trình thủy lợi được khởi công xây dựng từ ngày 3/2/2000 và hoàn thành ngày 19/5/2002, nhằm mục đích giữ nước cho canh tác, sinh hoạt của người dân và phục vụ du lịch của địa phương. Có thể nói đây là một công trình nhân tạo, một công trình thế kỷ như người ở đây thường nói.

Đập Phà Lài – Khu du lịch sinh thái

Phà Lài (Theo tiếng Thái, Phà Lài là lèn hoa). Quả đúng như tên gọi, trên những vách núi đá chênh vênh lơ lửng vô vàn các loài cây dây leo, mỗi cây có một loài hoa khác nhau, với nhiều màu sắc rực rỡ. Từ đập nước Phà Lài ngược dòng khoảng 3 km là một bãi tắm hoang sơ với những tán cây buông thõng xuống lòng sông tạo nên cảnh quan rất lãng mạn.

Trên bờ suối là những phiến đá phẳng lỳ, xếp cạnh nhau như được tạo tác bởi bàn tay con người. Thi thoảng lại có những bè nứa trôi xuôi dòng, như là một điểm nhấn tươi vui giữa dòng sông xanh ngắt và vắng lặng. Vào những ngày nắng đẹp nước sông Giăng trong xanh và có thể nhìn thấy đáy sông. Không khí thật trong lành. Cảnh vật yên tĩnh.

Dưới chân đập Phà Lài, nước phẳng lặng, đây trở thành sân chơi của những đứa trẻ dân tộc thái vùng sông núi dù có không ít hiểm nguy. Lũ trẻ thi nhau ngụp lặn, nhào lộn.

Hay đi như bay lướt trên mặt nước sông. Có cảm tưởng rằng những chú bé này như những diễn viên xiếc vậy. Dòng nước phẳng lặng vừa vượt qua cả trăm cây số đá hộc, đá sỏi…, như người nghỉ mệt.

"Đập

Ấn tượng Sông Giăng – Đập Phà Lài

Du thuyền ngược dòng sông Giăng, du khách sẽ bị cuốn hút bởi những hình ảnh tuyệt đẹp của thiên nhiên có một không hai. Hai bên bờ là những rừng cây nguyên sinh, cây cối xanh tươi. Ẩn hiện dưới những tán lá xanh là những thảm hoa đủ màu sắc, trông như những tấm lụa nhiều màu của các cô gái Thái trong ngày hội đầu Xuân.

Trên những triền núi cao, xuất hiện nhiều cây cổ thụ, giây leo chằng chịt. Mỗi cây là một tuyệt tác của tự nhiên. Trên những thân và cành cây còn chằng chịt hàng chục loại Phong Lan, với nhiều màu hoa khác nhau, tạo nên những chiếc áo khoác cho cây tuyệt đẹp.

Thuyền vào sâu nữa, dòng sông xuất hiện nhiều ghềnh, nước chảy mạnh hơn. Lúc này du khách phải bám chặt vào mạn thuyền, thưởng thức cảm giác mạnh, hò reo theo sự luồn lách ngoạn mục của con thuyền cùng với tay lái điêu luyện của những người dân địa phương điều khiển.

Sau gần 2 giờ đồng hồ ngược dòng, du khách sẽ dừng lại bên bờ sông, đến với bản Cò Phạt của tộc người Đan Lai(Cò Phạt theo tiếng Đan Lai là Cây Lỗi, một loại cây có lá to như lá mít). Tiếp xúc với những người dân Đan Lai, du khách có dịp nhiên cứu, khám phá được những nét văn hoá riêng của họ trong sinh hoạt hàng ngày, được nghe những câu chuyện cổ tích, những câu hát tuy từ ngữ mộc mạc, đơn sơ nhưng rất giàu tình người.

Khung cảnh núi rừng Con Cuông rất đặc biệt, những ngọn núi bao quanh các bản làng, thỉnh thoảng lại đứt quãng, nhìn vào bản đồ thấy tất cả những dòng sông, suối đều chảy ra từ đại ngàn Pù Mát. Du lịch Con Cuông hứa hẹn đang ngày càng phát triển, mà ở đó khu sinh thái đập Phà Lài sẽ là một trong những điểm thu hút du khách khi đặt chân đến mảnh đất miền tây xứ Nghệ này.

Khu du lịch Sinh thái Phà Lài có diện tích rộng lớn với gần 10ha nằm trên dòng sông Giăng thơ mộng thuộc tỉnh Nghệ An. Cách thành phố Vinh khoảng 120km đường bộ. Tháng 3/2/2000 đập Phà Lài được khởi công xây dựng với mục đích giữ nước cho canh tác, sinh hoạt của người dân và phục vụ du lịch của địa phương. Có thể nói, đây là một công trình nhân tạo, một công trình thế kỷ lớn nhất miền Tây Nghệ An. 

Phà Lài (theo tiếng Thái nghĩa là lèn hoa). Quả đúng như tên gọi, khu du lịch sinh thái Phà Lài hiện lên với những vách núi đá chênh vênh lơ lửng có vô vàn các loài cây dây leo. Mỗi cây là một loài hoa khác nhau với nhiều màu sắc rực rỡ. Hai bên bờ suối là những phiến đá phẳng lỳ, xếp cạnh nhau như một tuyệt tác được tạo bởi bàn tay con người. Thi thoảng lại có những bè nứa trôi xuôi dòng, tạo nên điểm nhấn nổi bật giữa dòng nước xanh ngắt và phẳng lặng. 

Ngược đập nước Phà Lài khoảng 3km, du khách sẽ thấy xuất hiện một bãi tắm hoang sơ với những tán cây buông thõng xuống lòng sông tạo nên cảnh quan rất lãng mạn. Ngoài ra, tại khu sinh thái này còn có các dịch vụ hấp dẫn như: Tham quan dòng sông Giăng thơ mộng bằng xuồng máy, tự chèo thuyền Kayak và trải nghiệm cảm giác mạnh và thỏa mãn giấc mơ bay bằng đường trượt Zipline đôi lần đầu tiên có mặt tại Nghệ An, thưởng thức ẩm thực độc đáo của người dân tộc Thái với nhiều món ăn đặc sắc gắn liền với câu nói “Cơm Mường Quạ, Cá Sông Giăng” nổi tiếng khắp vùng.

2. Địa chỉ 

Nhấp Vào Tại Đây 

Nằm trên dòng sông Giăng thuộc xã Môn Sơn, huyện Con Cuông, tỉnh Nghệ An.

3.1 Tự lái xe

Từ Hà Nội, bạn có thể di chuyển bằng xe máy nếu đủ sức khỏe. Xuất phát từ Hà Nội, sau đó rẽ sang đường đi Tế Tiêu. Đi hết Tế Tiêu sẽ tới Hòa Bình, sau đó tiếp tục đi vào đường mòn Hồ Chí Minh tuyệt đẹp và thực hiện theo chỉ dẫn ở bảng hiệu đi Pù Mát ở ven đường nhé!

3.2 Xe khách

Bạn có thể di chuyển bằng xe khách từ Bến xe Nước Ngầm – Hà Nội lúc 8h sáng để về thẳng thị trấn Con Cuông lúc 3-4h chiều nhé! Các hãng xe khách bạn có thể tham khảo như: xe Hải Bình, xe Đồng Hương Sông Lam…

4. Tham quan khu du lịch sinh thái Phà Lài 

4.1 Du thuyền trên sông Giăng

Du thuyền ngược dòng sông Giăng, du khách sẽ thực sự ngỡ ngàng trước vẻ đẹp nên thơ mà hùng vĩ bởi những cảnh sắc tuyệt đẹp của thiên nhiên có một không hai. Hai bên bờ sông là những rừng cây cối nguyên sinh. Ẩn hiện dưới những lớp tán lá xanh ấy là thảm hoa đa màu sắc đua nhau nở rộ. Điểm tô thêm cho cả không gian bừng sáng. Tất cả tạo nên một bức tranh, một tuyệt tác của thiên nhiên.

4.2 Bản Cò Phạt

Sau khi ngược dòng sông Giăng để tham quan, du khách có thể dừng lại bên bờ, đến với bản Cò Phạt của tộc người Đan Lai (Cò Phạt theo tiếng Đan Lai là Cây Lỗi, một loại cây có lá to như lá mít). Đến đây, chúng ta còn có thể tham quan di tích lịch sử cây Đa – Cồn Chùa với sự ra đời của một chi bộ Đảng cộng sản đầu tiên ở miền Tây Nghệ An trong giai đoạn 1930 – 1931. Tham quan làng nghề dệt Thổ Cẩm truyền thống của đồng bào Thái cổ, Thắm Nàng Màn, Rốn Cô Tiên…Đặc biệt, hoạt động uống rượu Cần, dự dạ hội với người dân địa phương để có dịp tìm hiểu các phong tục tập quán, bản sắc văn hoá độc đáo của dân tộc Thái cổ ở vùng đất Con Cuông vừa đẹp vừa mến khách này.

4.3 Vườn Quốc gia Pù Mát

Với cảnh quan đơn sơ, mộc mạc nhưng cũng không kém phần hùng vĩ của rừng xanh vẫn còn được giữ gìn gần như là vẹn nguyên, vườn quốc gia Pù Mát từ lâu đã trở thành điểm khám phá thu hút đông đảo khách du lịch. Đặc biệt cho những ai muốn đến thăm thú, chiêm ngưỡng hòa mình với thiên nhiên. 

Vườn quốc gia Pù Mát hiện có diện tích rừng tự nhiên 194.000ha. Đỉnh Pù Mát cao 1.840 mét, quanh năm mây phủ. Pù Mát là một trong những khu bảo tồn sinh học lớn ở Việt Nam với hơn 2.400 loài thực vật, trong đó có 37 loài nằm trong  sách đỏ Việt Nam và 20 loài trong sách đỏ thế giới.

5. Ở đâu khi đến đây? 

Nếu như bạn muốn tìm  một nơi gần khu sinh thái Phà Lài để tiện cho việc tham quan, thì nhà khách Vườn quốc gia Pù Mát có 35 phòng nghỉ đầy đủ tiện nghi và chia thành các loại phòng với giá cả khác nhau, có cả biệt thự mini, cho bạn lựa chọn theo nhu cầu.

Bạn cũng có thể ở homestay tại các bản du lịch cộng đồng như: bản Xiềng, bản Nưa, bản Xiềng, bản Khe Rạn…Ngoài ra, thị trấn Con Cuông cũng có nhiều nhà nghỉ và khách sạn để bạn thoải mái lựa chọn.

6. Ăn gì khi đến đây? 

Đến với Phà Lài, bạn nhất định không được bỏ qua các món ăn đặc trưng nơi đây như Chỉn xồm – Thịt chua của người Thái, măng đắng, cá mát sông Giăng, cá lệch, rượu cần, mật ong rừng…

7. Những lưu ý khi du lịch 

Đa phần chuyến du lịch của bạn thuận lợi hay không đều dựa vào yếu tố thời gian quyết định đấy. Thế nên, hãy lựa chọn thời gian phù hợp để bạn có thể đến đây du lịch nhé:

  • Mùa khô lạnh từ tháng 12 đến tháng 3 năm sau. Tháng 3, khu vực thường có mưa phùn mùa xuân.
  • Mùa hè từ tháng 4 đến tháng 7, do có sự hoạt động của gió Tây nên thời tiết khô nóng. Thời điểm nóng nhất thường rơi vào tháng 6 và tháng 7.
  • Mùa mưa bắt đầu từ tháng 8 đến tháng 11 hàng năm. Lượng mưa tập trung nhiều vào tháng 9, tháng 10.
  • Ngoài ra, vào tháng 8 âm lịch là mùa cá Mát, khi qua thác đầu nguồn sông Giăng, bạn sẽ thấy cá Mát bơi lượn nghiêng mình trắng bạc. Nên hãy cân nhắc thời gian để được thưởng thức món đặc sản này.

Hãy đến khu sinh thái Phà Lài một lần để thưởng ngoạn nhiều danh lam thắng cảnh đi vào lòng người và dạo thuyền trên dòng sông Giăng nên thơ. Abogovillas chúc các bạn có chuyến đi vui vẻ

Đập Pha Lài Review Du Lịch Con Cuông Nghệ An
Du Lich Pu Mat con cuông nghệ an

Vườn Quốc Gia Pù Mat- Con Cuông Nghệ An

Du lịch Vườn Quốc gia Pù Mát (Nghệ An)

cho gia đình là điểm du lịch lý tưởng vào mùa hè. Con Cuôngđẹp không chỉ là ở truyền thống văn hoá dân tộc. Mà đẹp về phong cảnh mà thiên nhiên đã ưu ái ban tặng cho nơi đây. Sau những ngày làm việc vất vả cộng với cái nắng oi bức của mùa hè. Quý khách hãy đến với mảnh đất Con Cuông.

Nơi mà nhiều người biết đến bởi có Vườn Quốc gia Pù Mát giàu đẹp.  Giàu vì sự đa dạng sinh học, đẹp về cảnh quan thiên nhiên. Vẻ hoang sơ đến nghẹt thở của núi rừng. Khi ấy, những gì tinh túy nhất dưới bàn tay tuyệt vời của tạo hóa. Sẽ dần chiếm trọn tầm mắt và từng cung bậc xúc cảm trong mỗi du khách.

1. Các điểm du lịch Vườn Quốc gia Xuân Sơn (Phú Thọ) cho cặp đôi cực kỳ hấp dẫn

Lênh đênh trên dòng sông Giăng.

Du lịch Vườn quốc gia Pù Mát (Nghệ An) cho gia đình. Du khách sẽ được chiêm ngưỡng vẻ đẹp của muôn vàn cỏ cây, hoa lá. Từ những cây cổ thụ có tuổi thọ hàng ngàn năm cho đến những loại cây cỏ, rêu, địa y. Và các loại dây leo chằng chịt. Du khách sẽ ngạc nhiên về khung cảnh đẹp tựa một bức tranh Sơn Thuỷ thơ mộng. Đầy lãng mạn khi được lướt nhẹ trên mặt nước trong xanh hiền hoà.

Mặt nước êm ả và sâu lắng, lòng sông rộng và trong. Đôi bờ xanh rì những rừng cây, bờ dâu, nương lúa của đồng bào dân tộc Thái. Càng đi sâu, lòng sông lại càng hẹp và nông dần, đôi lúc có những đoạn nước chỉ cao hơn đầu gối. Với những bãi đá cuội tròn vo xếp lên nhau tầng tầng lớp lớp. Tạo nên những gợn sóng nhấp nhô, làm tung bọt nước trắng xóa, mát lạnh.

Cùng với đó, những cánh rừng nguyên sinh mang hơi thở hoang dại, kỳ vĩ của đại ngàn Trường Sơn. Dần hiện ra bao la và sừng sững như đang tò mò quan sát những lữ khách nhỏ bé từ đâu lạc đến nơi này. Còn đối với những du khách ưa mạo hiểm có thể trải nghiệm cảm giác mạnh. Khi đi thuyền ngược dòng sông Giăng với những giây phút vượt ghềnh vô cùng hồi hộp.

Ngắm Thác Kèm

Thác Kèm níu chân khách tham quan ngay dưới chân đỉnh Pù Mát là rất nhiều cảnh vật tuyệt đẹp. Với những bóng mát quanh năm và đặc biệt là thác nước đổ từ trên độ cao 150m tung bọt trắng xóa. Tạo nên khung cảnh hoành tráng và huyền ảo như lạc vào xứ sở thần tiên của thác Khe Kèn.

Đứng nhìn từ xa, thác nước chảy xuống nhẹ nhàng uyển chuyển như một dải lụa. Hòa lẫn trong màu xanh của núi rừng. Phía trên và hai bên thác là cả một thảm thực vật với hoa quanh năm khoe sắc. Mỗi mùa có một loài hoa, tạo cho bạn có cảm giác như lạc vào vườn hoa đại ngàn. Du lịch Vườn Quốc gia Pù Mát (Nghệ An) cho gia đình thì đây là điểm đến không thể bỏ qua.

Chân thác có những hồ nhỏ có độ nông, sâu khác nhau, du khách có thể thả mình vào dòng nước mát lạnh ấy. Nhìn rõ từng chú cá lượn tung tăng bên những hòn cuội nhỏ xinh, những phiến đá phủ rêu. Dường như cái nóng mùa hè. Và mọi mệt mỏi vì leo rừng khám phá dường như bị xua tan. Hòa trong màu trắng kỳ ảo đó là dòng suối trong vắt cùng tiếng ca của muôn loài chim. Hay tiếng cười của những thiếu nữ dân tộc sẽ là trải nghiệm hấp dẫn dành cho du khách.

Khám phá cuộc sống người dân bản địa- Review Du Lịch Con Cuông

Đời sống của các dân tộc ít người trong vùng đệm tại các bản làng. Là một hoạt động không thể bỏ qua khi du lịch Vườn Quốc gia Pù Mát (Nghệ An) cho gia đình trải nghiệm. Ngoài việc tìm hiểu những sinh hoạt truyền thống trải, nghiệm không gian văn hóa của bà con dân tộc Thái. Ở các bản làng như bản Nưa, bản Xiềng , bản Yên Thành… vùng thượng nguồn sông Giăng. Bên trong những nếp nhà sàn và những kho tàng văn hóa vô cùng độc đáo. Nét văn hóa được thể hiện qua sự khéo léo của đôi bàn tay người phụ nữ. Đó là những món đồ thổ cẩm thêu tay, là những điệu hát, điệu múa xòe, múa sạp…

Pù Mát là nơi sinh sống của rất nhiều đồng bào các dân tộc với nhiều nét văn hóa đặc sắc

Khách phương xa còn được thưởng thức mâm cơm truyền thống. Với những món ăn mang đậm phong vị cầu kỳ của người Thái. Như cơm lam, mọc hấp, xôi ngũ sắc, cháo chuối, cá mát, gà nướng… Đến Pù Mát mua vài xấp vải, uống rượu cần, nhảy sạp là những nét đẹp và kỉ niệm mà du khách sẽ mãi không quên.

LỊCH TRÌNH DU LỊCH PÙ MÁT 4 NGÀY 3 ĐÊM- Review Du Lịch Con Cuông:

NGÀY 01:  Di chuyển đến Vườn Quốc gia Pù Mát

Sáng: 5h30 khởi hành du lich vườn Quốc Gia Pù Mát. Dừng chân nghỉ ngơi trên dọc đường đi khoảng 15 phút và ăn sáng

12h30: Đến thành phố Vinh (Nghệ An) thưởng thức bữa ăn trưa tại nhà hàng với những món ăn đặc sản của xứ Nghệ.

14h00: tiếp tục hành trình khởi hành đi khu du lịch vườn quốc gia Pù Mát. Trên đường đi, bạn sẽ có những trải nghiệm thú vị bởi những con đường vào khu du lịch. Và cảnh thiên nhiên hùng vĩ, hoang sơ hai bên đường. Ghé thăm nhà thờ đá Bảo Nham.

16h30: Đến với vườn quốc gia Pù Mát, bạn nhận phòng khách sạn nghỉ ngơi. Sau đó tham quan khu bảo tồn thiên nhiên Pù Mát, thả bộ trong khu vườn nguyên sinh, vườn hoa, vườn thú…  Thăm bảo tàng Gene – nơi trưng bày, lưu giữ tiêu bản và gen của nhiều loại động thực vậy quý hiếm.

NGÀY 02: KHÁM PHÁ BẢN CÒ PHẠT.

11h30: thưởng thức bữa cơm ấm cúng, tình cảm cùng đồng bào dân tộc, sau đó tìm hiểu phong tục tập quán, nghe trưởng bản kể về truyền thuyết sinh tồn của đồng bào dân tộc Đan Lai suốt mấy trăm năm qua, tại sao họ lại ngủ ngồi? nguồn gốc của họ là ở đâu?

Buổi chiều: chia tay bản Cò Phạt để trở về Vườn Quốc Gia, trên đường về bạn có thể thỏa thích tắm tại Rốn Cô Tiên (hay còn gọi là Suối Nước Mọc) – một hiện tượng kỳ thú của thiên nhiên, nước ở đây trong vắt, đùn lên từ lòng đất có thể làm tan biến cái nóng oi bức của mùa hè (nếu bạn đi vào mùa hè).

NGÀY 03: THAM QUAN THÁC KHE KÈM

Sáng: thưởng thức bữa ăn sáng, Sau đó di chuyển tới thác Khe Kèm – một thác nước lớn khá đẹp và còn nguyên sự hoang sơ.

12h00: thưởng thức bữa cơm dân dã tại chân thác Khe Kèm

Sau bữa trưa, nghỉ ngơi, thư giãn và vui đùa cùng dòng thác mát lạnh, sau đó trở về vườn quốc gia

18h00: thưởng thức bữa ăn tối tại nhà hàng của vườn quốc gia, dạo chơi, khám phá cuộc sống về đêm của đồng bào dân tộc huyện Con Cuông.

Nghỉ đêm tại Nhà khách vườn quốc gia Pù Mát.

NGÀY 4: VƯỜN QUỐC GIA PÙ MÁT

Sáng: thưởng thức bữa ăn sáng, tham quan và tìm hiểu phong tục tập quán của người Thái Cổ, hòa mình vào cuộc sống hàng ngày của người dân huyện Con Cuông.

10h30: làm thủ tục trả phòng khách sạn, sau đó lên xe ô tô khởi hành về Diễn Châu.

12h30: Đến Diễn Châu,  thưởng thức bữa ăn trưa tại nhà hàng với những món ăn đặc sản của xứ Nghệ An.

Sau 4 ngày là bạn đã có thể khám phá gần hết các điểm thăm quan cũng như các hoạt động du lịch Vườn Quốc gia Pù Mát (Nghệ An) cho gia đình.

2. Ăn gì khi du lịch Vườn Quốc gia Pù Mát (Nghệ An) cho gia đình

Trụ sở Vườn quốc gia Pù Mát có khu vực khá rộng để phục vụ du khách ăn uống. Thưởng thức đặc sản miền Tây Nghệ An như “Cơm lam Kẻ Quạ, cá mát sông Giăng”, cá lăng, tôm sông, chạch, bê, ếch, rau sắng, rau bò khai, măng rừng…

Rau bò khai đặc sản khi bạn du lịch Vườn Quốc gia Pù Mát (Nghệ An) cho gia đình với vị thơm, nồng đặc trưng.

Cá lăng sông Giăng

Ếch xào rau củ món ăn dân dã nhưng rất đưa cơm khi bạn đến với Pù Mát (Nghệ An)

3. Kinh nghiệm du lịch Vườn Quốc gia Pù Mát (Nghệ An) cho gia đình

Homestay tại bản, Review Du Lịch Con Cuông

Nhà khách Vườn quốc gia Pù Mát có 35 phòng nghỉ đầy đủ tiện nghi như: tắm nóng lạnh, điều hòa, tivi, tủ lạnh… chia thành các loại phòng và giá cả khác nhau, có cả biệt thự mini, cho du khách lựa chọn theo nhu cầu.

thuê nhà nghỉ homstay lưu trú tại Con Cuông Nghệ An
thuê nhà nghỉ homstay lưu trú tại Con Cuông Nghệ An

Trải nghiệm hơn, bạn có thể ở homestay tại các bản du lịch cộng đồng như: bản Nưa, bản Xiềng, bản Yên Thành, bản Khe Rạn. Ngoài ra, thị trấn Con Cuông (cách trụ sở Vườn khoảng 2km) cũng có một số nhà nghỉ và khách sạn.

Ngoài ra bạn còn có thể tham khảo những địa điểm nghỉ ngơi gần Vườn Quốc gia Pù Mát (Nghệ An) đó là:

Khách sạn Thanh Lan Con Cuông

Nơi tuyệt vời để ở lại khi ở Nghi Sơn khu vực Thanh Hóa từ đây bạn có thể đi đến Vườn Quốc gia Pù Mát cũng rất gần. Phòng sang trọng, đồ ăn ngon, tầm nhìn tuyệt vời và gần các nhà máy công nghiệp. Phù hợp cho các chuyến công tác và chuyến đi chơi của gia đình.

Khách sơn Thanh Lan Con Cuông vô cùng thích hợp với những gia đình có trẻ nhỏ

Khách sạn Thanh Lan Con Cuông còn có các tiện nghi đó chính là bể bơi miễn phí, quầy bar, phục vụ bữa sáng cho du khách. Tốc độ internet cao để bạn có thể dễ dàng làm việc ngay khi có những công việc đột xuất.

Với giá cả phải chăng và nhân viên phục vụ tốt thì đây là điểm du lịch lý tưởng. Khi bạn du lịch Vườn Quốc gia Pù Mát (Nghệ An) cho gia đình trải nghiệm.

Khách Sạn Mường Thanh Con Cuông điểm đến du lịch Vườn Quốc gia Pù Mát (Nghệ An) cho gia đình.

Khách sạn Mường Thanh Con Cuông- Review Du Lịch Con Cuông

thực sự là điểm nghỉ chân tuyệt vời cho du khách để có thể khám phá Pù Mát. Và một số địa điểm khác của Nghệ An bởi từ đây là khu vực trung tâm. Của các điểm vui chơi để bạn không phải mất thời gian di chuyển quá xa.

Ăn Mít non

Những trò chơi tuổi thơ dữ dội dân gian của thế hệ 7X, 8X, 9X Ở Con Cuông Nghệ An

Bắn bi của tuổi thơ những đứa trẻ tại Con Cuông- Review Du Lịch Nghệ An

Bắn bi của tuổi thơ những đứa trẻ tại Con Cuông- Review Du Lịch Nghệ An

là một trong những trò chơi không bạn nhỏ nào không biết và không một lần thử qua, đặc biệt là các bạn nam rất thích trò này. Cố gắng bắn trúng mục tiêu, hệt như mô hình chơi bi-da thu nhỏ vậy, rất thú vị, nhất là cảm giác giành được nhiều bi.

Người chơi cho một số bi nhất định vào trong một vòng tròn, được gọi là lỗ. Sau đó đứng cách xa lỗ khoảng 2m thì vẽ một đường dài, được gọi là mức.

Những người chơi lần lượt đứng ở vạch mức rồi bắn viên bi vào lỗ, kết thúc trò chơi ai thắng được nhiều bi hơn sẽ thắng.

Thả diều của tuổi thơ những đứa trẻ tại Con Cuông- Review Du Lịch Nghệ An

Dù bây giờ khi đã trưởng thành, rồi đi xa quê hương, lao vào vòng đời cơ cực. vất vả bon chen kiếm miếng cơm manh áo, nhưng cứ mỗi lần nhắc về tuổi thơ, chắc hẳn chúng ta đều nhớ đến trò thả diều của tuổi thơ những đứa trẻ tại Con Cuông- Review Du Lịch Nghệ An

. Ngày trước, thường thì là diều giấy hoặc nilong, rồi 2 hay 3 đứa túm lại trang trí cho nó, cùng dắt nhau ra bãi đất trống, đứa thì cầm dây, đứa cẩm diều nâng cho nó bay lên theo gió. Nhìn con diều cứ thế phấp phới trên bầu trời mà đứa nào cũng hào hứng hò reo. Đó thực sự là cảm giác tuyệt vời nhất của tuổi thơ, hệt như chúng ta đã làm được điều gì đó to lớn lắm vậy.

Vào những ngày hè đầy gió, mọi người sẽ rủ nhau ra ngoài cánh đồng, rồi cùng nhau làm những con diều để thả lên trời, coi diều của ai thả cao và đẹp nhất nữa chứ. Dĩ nhiên sẽ có những đứa bạn khi làm con diều ra nhìn đẹp xinh, nhưng lại cứ lết lê thê dưới đất, lại được dịp cười bò với nó thôi.

Đánh bài quẹt nhọ nồi của tuổi thơ những đứa trẻ tại Con Cuông- Review Du Lịch Nghệ An

Tú lơ khơ được coi là một trong những trò chơi dữ dội nhất của tuổi thơ, là một hình thức của chơi bài nhưng hình phạt là đứa đó sẽ bị bôi nhọ nồi vào mặt. Chơi xong nhìn nhau không ai không thể nhịn được cười vì mặt mũi lắm lem, rất buồn cười.

Đây là một trong những trò chơi dữ dội nhất của tuổi thơ, là một hình thức của chơi bài nhưng hình phạt là đứa đó sẽ bị bôi nhọ nồi vào mặt. Chơi xong nhìn nhau không ai không thể nhịn được cười vì mặt mũi lắm lem, rất buồn cười.

Ném ống bơ của tuổi thơ những đứa trẻ tại Con Cuông- Review Du Lịch Nghệ An

Ném ống bơ là một trò chơi đơn giản, nhiều đứa tụ lại thi với nhau ném trúng một chiếc lon, đứa nào ném trúng đầu tiên thì đứa đó thắng. Đơn giản nhưng cũng mang lại tiếng cười bởi sự thi đua giữa mấy đứa trẻ con với nhau vừa hồn nhiên, vừa vô tư. Tận dụng những lon sữa bò, lon nước ngọt hoặc những lon bia của ba, để rủ những đám bạn ra ngoài để chơi trò tạt lon này.

Chơi trò này phải tìm những chiếc dép thật nặng, để khi quăng ra thì dép sẽ dễ trúng vào lon hơn và tránh được tình trạng mất dép sau những lần chơi tạt lon nữa.

Khi chơi trò tạt lon bạn sẽ có những tràng cười đau cả bụng, vì trong một đám chơi lúc nào cũng sẽ có đứa quăng nhiệt tình lên nóc nhà, rồi khi về sẽ bị mẹ mắng cho một trận.

Chơi chuyền của tuổi thơ những đứa trẻ tại Con Cuông- Review Du Lịch Nghệ An

Chơi chuyền là một trò chơi dân gian quen thuộc của các bạn nữ, tuy nhiên cũng có không ít các teen boy “mê mệt” trò chơi khéo léo, phối hợp nhịp nhàng giữa tay và những chiếc đũa này. Bạn cần có từ 10-20 chiếc đũa, 1 quả banh nỉ và một mặt sân bằng phẳng. Để xem ai là người đi trước, những người chơi lần lượt thẩy banh và khi banh chạm đất, cũng là lúc người chơi dùng tay bắt lấy những chiếc đũa trước lúc bắt trái banh lại, người nào bắt được nhiều đũa sẽ chơi trước.

Cách chơi cũng như vậy, người chơi sẽ lần lượt bắt lấy 1 chiếc đũa, 2 chiếc đũa và thực hiện những động tác xoay tay, đập đũa, phối hợp nhịp nhàng với banh. Trò chơi đòi hỏi tay, mắt phối hợp nhịp nhàng, linh hoạt. Ai chơi hết các vòng đầu tiên sẽ giành chiến thắng.

Trò đánh sỏi của tuổi thơ những đứa trẻ tại Con Cuông- Review Du Lịch Nghệ An

Đánh sỏi của tuổi thơ những đứa trẻ tại Con Cuông- Review Du Lịch Nghệ An

cũng là một trò chơi mà các bạn gái thường hay chơi, từ 2 người trở lên thi với nhau, chọn 5 hòn sỏi tròn trịa nhất đặt lên tay và thảy lần lượt, theo từng cánh (1,2,3,4,5) thì sẽ bắt lấy số viên sỏi tương ứng.

Chỉ cần 5 viên đá tròn tròn, hoặc những viên sỏi thì cả đám cũng có thể ngồi lại với nhau, chơi thảy đá cả buổi mà chẳng biết chán tí nào. Cũng như trò banh đũa, tuy không quá khó nhưng thảy đá cũng cần bạn phải khéo léo, nhịp nhàng. Có những lúc thấy bạn chơi siêu quá, thì ngồi chọc đủ kiểu cho nó mất tập trung để mình có thể chơi, gian lận đến thế là cùng. Ai bắt rớt hoặc thiếu sẽ bị thua.

Nhảy ngựa của tuổi thơ những đứa trẻ tại Con Cuông- Review Du Lịch Nghệ An

Ở một vài nơi, trẻ em gọi trò này là “nhảy vô”. Cách chơi rất đơn giản, oẳn tù tì, người thua làm ngựa, phải đứng để các bạn nhảy qua người.

“Ngựa” đứng quay ngang thân người với tư thế: Hai chân rộng bằng vai, cúi lưng, đầu và thân trên cúi về trước, hai tay chống hông, vai hướng về các bạn chơi. Các người chơi còn lại xếp thành 1 hàng dọc, mỗi người cách nhau 3m. Các người chơi lần lượt chạy đến “ngựa”, đặt hai tay lên lưng “ngựa” rồi dạng hai chân nhảy qua người bạn, nhảy xong đi bộ về tập hợp ở cuối hàng chờ đến lượt mình nhảy tiếp. Trò chơi này chủ yếu là các bạn nam chơi vì cần có thể lực và độ nguy hiểm nhất định.

Ô ăn quan của tuổi thơ những đứa trẻ tại Con Cuông- Review Du Lịch Nghệ An

Ô ăn quan là một trò chơi dân gian, các bạn sẽ ngồi lại với nhau vẽ ra một bảng ô ăn quan gồm 12 ô, sau đó mô phỏng các quan bằng những viên đá, mỗi ô 5 viên, 2 ô ông trời sẽ là hai viên đá to. Tuần tự người chơi sẽ bốc 1 trong 10 ô đó thảy đều vào các ô còn lại. Và nếu trống một ô sẽ ăn các ô còn lại.

Chỉ cần lấy sỏi trong một ô để trải đều đến các ô còn lại. Nhưng muốn chiến thắng, người chơi cần phải tính toán đường đi, nước bước khôn ngoan. Người nào thu về được nhiều sỏi nhất thì sẽ chiến thắng.

Đánh trận giả của tuổi thơ những đứa trẻ tại Con Cuông- Review Du Lịch Nghệ An

Thay vì những cuộc chiến gay cấn trong trò chơi điện tử hay bỏ tiền vào paintball như ngày nay, các cậu bé thời xưa tham gia những trận “đấu súng phốc” kịch liệt với vũ khí hoàn toàn tự chế từ tre và hạt cây nhỏ, tròn (hoặc giấy). Trò bắn súng thường chơi theo nhóm, càng đông càng vui, có thể không cần phân phe phái. Cái hay của trò này nằm ở âm thanh phát ra khi bắn súng và cảm giác phấn khích từ trận giả.
Đánh trận giả của tuổi thơ những đứa trẻ tại Con Cuông- Review Du Lịch Nghệ An

là một trong những trò chơi hấp dẫn và thú vị nhất bởi sự đông vui và kịch tính của nó. Các bạn nhỏ sẽ chia làm hai hoặc nhiều đội trở lên và đối kháng với nhau bằng những vũ khí tự chế như súng, kiếm bằng các ngọn đu đủ, thân tre,..dàn trận đánh nhau hệt như những bộ phim kiếm hiệp.

Còn rất nhiều trò chơi mà tuổi thơ chúng ta đã từng trải qua. Những trò chơi cùng với bạn bè lúc nhỏ đã mang lại cho chúng ta những kí ức tuổi thơ đẹp đẽ và tuyệt vời. Hãy mãi lưu giữ những kí ức tuyệt đẹp ấy nhé.

ổi ký ức tuổi thơ thế hệ 7x,8x,9x
Chọi Cỏ Gà trò chơi thế hệ 7x,8x,9x Cũ
Đạp xe xin xe nhờ thằng bạn
Súng Bắp Súng Giấy bằng tre
Thế hệ 7x,8x,9x cũ chỉnh ăngten để xem tivi
Chờ mẹ đi chợ về
chơi bài quẹt nhọ nồi lọ nghẹ
Chơi Mồng Tơi

ĐƯỜNG VỀ NHÀ CỦA NHỮNG NGƯỜI CON XỨ NGHỆ CON CUÔNG

Ấm Thực Của Chốn Tiên Cảnh Con Cuông Review Du Lịch

Cá mát sông Giăng

Cá mát là loài cá quen sống bầy đàn trong các khe đá, thường kiếm ăn vào ban đêm. Cá mát có kích thước nhỏ, thân có từ ba đến sáu chấm đen, còn vảy cá thì màu hồng. Thịt cá thơm ngon, mỡ béo, lại ít xương nên rất được yêu thích. Cá mát sông Giăng được chế biến thành nhiều món để du khách lựa chọn thưởng thức hoặc mua về để làm quà.

Tùy vào sở thích của mỗi người, ngoài cá tươi sống, kho tương, cá mát còn có một cách chế biến khác đó là đem kẹp cá vào vỉ tre tươi và nướng giòn trên nồi than hoa. Cá mát thường được cư dân địa phương đánh bắt vào buổi rạng sáng vì khi đó, ruột con cá mát có màu trắng tinh từ đầu đến cuối không có một vệt đen nào.

Mật ong rừng Con Cuông

Mật ong rừng nguyên chất được người dân nơi đây (chủ yếu là những anh em đồng bào dân tộc Thái) khai thác từ các tổ ong rừng trong rừng già. Mật ong rừng nguyên chất nên có mùi thơm nồng rất khác biệt, hoàn toàn khác so với mật ong nuôi, vị ngọt đặc trưng của mật ong, rất khé cổ khi nếm thử.

Mật Ong Rừng thường loãng hơn so với mật ong nuôi, và màu sắc đa dạng, từ vàng nhạt cho đến đen sẫm còn tùy thời gian khai thác mật. Đây cũng là sản phẩm được nhiều du khách chọn mua về dùng hoặc làm quà biếu.

Rượu cần

Rượu Cần người thái làm rất cầu kỳ. Rượu Cần có mùi thơm của gạo, của mẹn ủ và đặc biệt là rượu Cần không hề được chưng cất, mà chỉ đợi ủ đủ ngày giờ trong bình là có thể đem ra đãi khách uống. Để làm ra một bình rượu Cần – nhất là rượu Cần nếp cẩm, phục vụ các dịp lễ hội, nhất là dịp Tết Nguyên đán, người Thái phải chuẩn bị rất kì công.

Rượu Cần khi uống cũng phải thật đông người. Tất cả cùng quây quần bên nhau, vừa trò chuyện, thăm hỏi, hát hò và cùng thưởng rượu. Cũng bởi vậy mà nhắc đến rượu Cần, người ta vẫn thường nhắc đến sự gắn kết, yêu thương lẫn nhau.

Măng đắng Review Du Lịch Con Cuông

Măng đắng là một đặc sản chỉ có ở vùng núi rừng Con Cuông. Từng búp măng trắng ngần nõn nà hấp dẫn sẽ được chế biến thành các món ăn ngon tuyệt. Măng đắng hay còn gọi là vầu đắng, thuộc loại cây thân tre, được trồng nhiều ở nơi địa hình đồi núi, nơi có mưa nhiều, độ ẩm cao, khí hậu nóng.

Măng đắng có thể chế biến theo nhiều cách: xào mẻ, hầm (hoặc nấu canh) xương, luộc và nhất là với những người sành món này thì thường phải nướng; măng nướng thơm bùi chấm muối – thứ muối tinh được nghiền kỹ với trái ớt hái từ trong các cánh rừng. Món này mới ăn lần đầu cảm giác đắng không chịu được, nhưng càng nhai kĩ, vị đắng sẽ mất dần, thay vào đó, nếu nhẩn nha nhai là vị thoang thoảng ngọt, nhè nhẹ cay, rất lạ. Măng đắng có hầu như quanh năm, nhưng nhiều nhất là mùa mưa.

Chỉn xồm – Thịt chua của người Thái Review Du Lịch Con Cuông

Thịt chua (chỉn xồm) là món ngon nổi tiếng được chế biến từ thịt tươi sống là thịt lợn, thịt bò hoặc thịt thú rừng được hòa trộn tinh tế với lá cây rừng, gia vị…tạo nên phong cách ẩm thực Con Cuông, đặc trưng của miền núi rừng. Thịt chua (chỉn xồm) có vị chua dịu do được lên men tự nhiên, vị chua ấy thường được kết hợp với các loại rau và gia vị ăn kèm khiến thực khách thưởng thức một lần sẽ nhớ mãi.

Thịt chua (chỉn xồm) thường được dùng trong bữa cơm có tiếp khách quý, cuốn với lá sung lá ổi, đinh lăng, rau thơm, chấm với nước mắm nguyên chất, chế biến thêm ớt cay chỉ thiên mới thấy hết hương vị độc đáo thật khó quên.

Trên đây là top 5 đặc sản Con Cuông, hy vọng du khách khi đi du lịch Con Cuông sẽ thưởng thức những đặc sản được xem là có một không hai này.

Con Cuông vốn là vùng đất được thiên nhiên ưu đãi bậc nhất xứ Nghệ. Núi non trùng điệp, sông nước trong xanh không chỉ tạo nên nhiều cảnh đẹp, mà còn ẩn chứa trong đó nguồn nguyên liệu và nhiều sản vật ẩm thực phong phú, đặc sắc. Từ nền cảnh môi trường sinh thái đó, cùng sự linh hoạt trong ứng xử với môi trường tự nhiên và tài khéo léo lựa chọn, phối hợp nguyên liệu, đồng bào Thái ở Con Cuông đã sáng tạo ra các món ăn, thức uống hợp khẩu vị, nhiều món ăn trở thành đặc sản như: kháu lam (cơm lam), xôi cẩm, cá Mát sông Giăng, Pá pinh (cá nướng), Pá xôm (cá chua), Chịn xôm (thịt chua), Chịn pinh (thịt nướng), măng Bát Độ, măng đắng chấm chẻo ớt cay mọi (xã Lục Dạ), canh bon, canh ột (xã Yên Khê), mọc rêu, nậm pịa, chắm chéo (chẻo ớt), chè đâm, rượu cẩm (xã Chi Khê), rượu cần Mậu Đức… Đây chính là tiềm năng cần được khai thác, phát huy giá trị, góp phần phát triển du lịch cộng đồng tại các bản của người Thái ở Con Cuông.

Con Cuông là vùng đất có nguồn nguyên liệu ẩm thực phong phú. Hầu hết các xã ở Con Cuông đều có nguồn thổ sản từ hệ thực vật và động vật dồi dào, cung cấp nguyên liệu chính để đồng bào Thái chế biến các món ăn, thức uống ngon, đặc sản. Về hệ thực vật có: chè xanh, măng đắng, cam Yên Khê, vải thiều, nhãn, hồng Yên Khê… (1). Các loài động vật cũng rất đa dạng như: voi, hổ, báo, gấu, bò tót, lợn rừng, hươu, nai, mang, khỉ, vượn, sao la, trăn, kỳ nhông, gà lôi, chim trĩ, chim công… (2). Đối với người Thái, cùng với việc canh tác nương rẫy, trồng lúa, hoa màu và cây ăn quả trên vườn rừng thì việc khai thác nguồn lợi thổ sản từ rừng là hoạt động kinh tế không thể thiếu, góp phần đảm bảo nhu cầu ăn uống của người dân.

Bà con người Thái ở Con Cuông sử dụng nguồn nguyên liệu sẵn có ở địa phương để chế biến các món ăn, thức uống hàng ngày. Trong cơ cấu bữa ăn, lương thực chính là gạo nếp và gạo tẻ, trong đó gạo nếp trồng trên rẫy được dùng phổ

biến hơn. Nếp nương (Khau niếu hày), nếp đen (Khau đắm đòi) là hai giống nếp thơm ngon, nổi tiếng nhất ở vùng đất Mường Quạ, bản Xiềng, xã Môn Sơn: “Cơm Mường Quạ, cá sông Giăng”.

rất đơn giản, bởi các gia vị không phong phú như bây giờ, chủ yếu là muối trắng, không có dầu mỡ. Thức ăn được nấu theo cách kho mặn, nướng, luộc, nấu canh, rang… Nhưng ngày nay, đời sống phát triển, các món ăn được chế biến đa dạng và đẹp mắt hơn. Thức ăn của người Thái rất tự nhiên, giàu vitamin và nguồn đạm. Sông, suối, khe, rạch… trở thành nguồn cung cấp tôm, cua, cá, ốc, ếch… nhiều dưỡng chất; thảm thực vật, rừng núi là nguồn cung cấp rau sạch, măng, nấm, rêu… giàu vitamin. Các món ăn được chế biến hợp vệ sinh, an toàn thực phẩm, đảm bảo dinh dưỡng, ngon và lành.

Người Thái nói chung và nhất là đồng bào định cư ở vùng Vườn Quốc gia Pù Mát, cư trú gần sông và các con suối nhỏ nên thường khai thác nguồn lợi thủy sản ở khu vực sông, suối. Trong đó, cá là món ăn yêu thích của đồng bào và cá Mát sông Giăng là niềm tự hào của người dân nơi đây. Cá không chỉ là thực phẩm cung cấp nguồn đạm trong bữa ăn hàng ngày mà còn là lễ vật trong đám cưới và các lễ tết trong năm. Cá là nguyên liệu chính để chế biến thành nhiều món ăn đặc sắc như: cá nướng, cá đồ, cá chua, canh cá, măng chua, cá lạp, cá gỏi, moọc cá, cá vùi tro, cá lam, chẻo cá… Những món ăn chế biến từ cá đã trở thành món ăn truyền thống của nhiều thế hệ, vừa thể hiện sự sáng tạo, tài khéo léo của người phụ nữ, vừa góp phần làm giàu thêm đời sống tinh thần của đồng bào Thái ở Con Cuông.

Người Thái ở Con Cuông rất thích ăn nếp, ăn cá, chế biến theo hình thức đồ, nướng, lam… Xôi nếp là món ăn truyền thống của dân tộc Thái. Cơm lam là đặc sản của người Thái nơi đây. Mùa nào thức nấy, người Thái đãi khách bằng sản vật, như: măng đắng, măng ngọt, rau cải ngồng… chấm với gia vị chắm chéo, đậm đà vị cay của ớt, riềng, mặn của muối rang, hương thơm của rau tạo thành món ăn có hương vị đặc trưng trong ẩm thực của người Thái.

Thực tế ở Con Cuông, hoạt động kinh tế chủ yếu là trồng trọt, chăn nuôi ít phát triển, có chăng chỉ là hoạt động chăn nuôi nhỏ lẻ trong các hộ gia đình, đáp ứng nhu cầu thực phẩm tự cung tự cấp, chưa trở thành hàng hóa để phát triển kinh tế. Tại nhiều bản làng ở hầu khắp các xã thuộc huyện Con Cuông, hoạt động chăn nuôi của người Thái tập trung chủ yếu vào các loài gia súc, gia cầm như trâu, bò, lợn, dê, gà, vịt… và một số loài đặc sản như: gà ri, lợn nít, vịt bầu… Nhưng hoạt động kinh tế này chưa phát triển trên diện rộng. Bởi thế, nguồn thực phẩm đáp ứng cho nhu cầu ẩm thực của người dân chủ yếu là chăn nuôi tại chỗ và khai thác nguồn lợi từ rừng, sông, suối… Rừng là nơi mà người dân khai thác các loại nông lâm sản như rau rừng, cây thuốc, các loại cây củ như củ mài, bột páng, thú rừng… Hoạt động săn bắn, nhặt hái nguồn lợi từ rừng đóng vai trò hỗ trợ làm phong phú thêm cho bữa ăn của đồng bào.

Hiện nay, do điều kiện kinh tế thị trường và quá trình sống cộng cư với người Kinh và các dân tộc khác, những món ăn truyền thống của người Thái đang có nguy cơ bị mất đi nét đặc sắc riêng. Hiện nay, chỉ còn một số ít người lớn tuổi của dân tộc Thái biết nấu các món ăn truyền thống của đồng bào mình. Để tiếp tục lưu giữ những giá trị truyền thống tốt đẹp đó, chính quyền địa phương cũng đã có một số biện pháp kịp thời và hiệu quả để khắc phục tình trạng này. Đó là việc tổ chức các cuộc thi ẩm thực hàng năm vào ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3 và ngày lễ hội Môn Sơn – Lục Dạ (13-15/4 dương lịch). Ngoài ra, một số bản làng như Bản Nưa, Bản Tờ, Bản Pha (xã Yên Khê), bản Khe Rạn (xã Bồng Khê)… đã mở lớp dạy nấu các món ăn truyền thống của người Thái. Từ đó góp phần giữ gìn các giá trị văn hóa ẩm thực truyền thống và phát triển du lịch sinh thái, du lịch văn hóa cộng đồng, tạo nên nét độc đáo riêng và mang lại lợi nhuận kinh tế cho bà con.

Trước đây, người Thái chế biến món ăn

Con Cuông là vùng đất có nhiều cảnh đẹp được tạo hóa ban tặng như: thác Khe Kèm, suối nước Moọc, rừng Quốc gia Pù Mát… và là địa bàn cư trú của nhiều tộc người sinh sống như Thái, Kinh, Đan Lai, Hoa, Nùng… Lễ hội lớn nhất vùng là Lễ hội Môn Sơn – Lục Dạ được tổ chức vào ngày 13-15/4 (dương lịch) hàng năm, trong đó có hội thi ẩm thực truyền thống của dân tộc Thái ở Con Cuông.

thử miết mạnh hạt gạo trên đầu ngón tay, thấy vẫn tròn vẹn màu đen nhánh, sau đó mới dùng để đồ xôi hoặc gói bánh chưng đen.

Du khách khi đến tham quan du lịch ở Con Cuông sẽ được trải nghiệm sản phẩm du lịch sinh thái và du lịch cộng đồng tại Bản Nưa (xã Yên Khê) hoặc Bản Khe Rạn (xã Bồng Khê). Với sản phẩm du lịch cộng đồng phong phú và đa dạng, du khách sẽ được nghỉ dưỡng tại nhà sàn bằng gỗ của đồng bào Thái, được tìm hiểu về phong tục tập quán của bà con dân bản, được thưởng thức các món ăn, thức uống đặc sắc, các hoạt động diễn xướng dân gian phong phú, hấp dẫn của người Thái và trải nghiệm hoạt động bắt cá, làm nông nghiệp, du lịch xe trâu… cùng người dân địa phương.

Trong các loại xôi, phổ biến nhất là xôi màu (xôi ba màu hoặc xôi hai màu, tùy thuộc vào loại lá mà bà con kiếm được). Nguyên liệu quan trọng để tạo nên xôi nhiều màu là lá cam công (để ngâm với nếp tạo màu đỏ hoặc tím), lá riềng (để tạo màu xanh). Dụng cụđểđồxôilàmỏlửng(cónơigọilàmỏpunghay mỏ pừng) là dụng cụ đồ xôi bằng gỗ của người Thái, được làm từ thân cây cọ hoặc gỗ thơm được gọt đẽo để thủng hai đầu, đầu to để đậy vung, đầu bé cài bằng phên đan tre nứa. Ở dưới mỏ lửng là cái niếng làm bằng đồng, dùng để cho nước vào đun sôi lấy hơi cho hạt gạo chín.

Dưới đây là cách chế biến một số món ăn truyền thống đặc sắc của người Thái đang được chính quyền địa phương và bà con dân bản khai thác, phát huy giá trị phục vụ hoạt động du lịch cộng đồng ở Con Cuông.

Để có nồi xôi ngon, dẻo, tơi và có màu sắc đẹp, bà con đem đun lá cam công (còn gọi là lá cẩm) và lá riềng lấy nước màu riêng. Sau khi đun sôi, vớt lá bỏ đi, để nguội. Gạo nếp đãi sạch, đem ngâm trong nước màu khoảng từ 3-6 giờ. Với lá cẩm, nếu muốn gạo nếp có màu tím thì ngâm nước nhạt hơn, còn nếu ngâm với nước đậm thì hạt gạo sẽ có màu đỏ đậm. Khi ngâm với nước lá riềng thì hạt gạo sẽ có màu xanh. Sau đó, gạo được đãi kỹ để sạch bớt nước màu bám ở mặt ngoài của hạt nếp, rồi để ráo. Cho gạo vào mỏ lửng (mỏ pung/ mỏ pừng) đặt lên niếng. Quá trình đồ xôi phải giữ lửa cháy đều, đượm than, giúp xôi chín dẻo và thơm, cầm nắm không bị dính tay. Xôi được nhuộm từ lá cẩm tự nhiên mang hương thơm của món xôi truyền thống. Người Thái ở Con Cuông thường lấy xôi ra ép khẩu (dụng cụ đựng xôi đan bằng tre hoặc mây) chấm muối vừng hoặc chẻo rất thơm, ngon. Số xôi còn

Xôi: Xôi và cơm lam là món ăn phổ biến trong bữa ăn hàng ngày của bà con người Thái. Ngày thường, bà con chỉ cần hông xôi trắng hoặc xôi đậu, quạt ráo rồi để vào trong ép khẩu. Nhưng đến ngày Tết hoặc dịp lễ hội, với bàn tay khéo léo của những người phụ nữ Thái, các món xôi được biến hóa rất phong phú và đẹp mắt, như: xôi 2 màu (trắng – xanh hoặc trắng – tím), xôi 3 màu (trắng – đỏ – tím hoặc trắng – xanh – tím), xôi kê, xôi nu (củ nâu), xôi củ mài… Cơm lam ngày thường chỉ có màu trắng, đến ngày lễ hội cũng được ngâm với các loại lá cây tự nhiên để tạo màu tím, đỏ, xanh… rất thơm ngon và hấp dẫn.

Để có xôi ngon, phải chọn nếp tốt. Trong các giống nếp hiện có thì nếp cẩm là loại nếp được người Thái quý nhất. Nếp cẩm có màu đen, hạt to, thơm và rất dẻo. Nếu gặp năm mất mùa mà không đủ nếp cẩm thì đồng bào sáng tạo ra một loại nếp cẩm “nhân tạo” bằng cách: Rơm nếp đốt thành tro, vò kỹ, rây lấy phần mịn nhất rồi trộn với gạo nếp thơm. Công thức pha trộn theo tỷ lệ: tuốt bao nhiêu lúa thì lấy bấy nhiêu rơm. Công đoạn cầu kỳ nhất là trộn bột tro nếp với gạo, sao cho khi lại được để vào cái hay để ủ, giữ ấm cho xôi. Đồng bào Thái có thể ăn xôi quanh năm suốt tháng mà vẫn thấy ngon miệng.

những địa phương khác ở Con Cuông, người dân đánh bắt các loài cá ở khe, suối hoặc sử dụng cá nuôi để chế biến thành nhiều món ăn khác nhau.

Bánh chưng: Người Thái ở Con Cuông sử dụng nguyên liệu nếp để sáng tạo nhiều loại bánh khác nhau như: bánh sừng trâu, bánh chưng đen, bánh mọc… Trong đó, đặc sắc nhất phải kể đến món bánh chưng đen của đồng bào Thái Tày Thanh (nhóm Thái Đen). Bánh chưng đen truyền thống của người Thái được gói theo 4 loại với các ý nghĩa khác nhau: Khâu tôm kháu khoài (bánh sừng trâu), Khâu tôm cộp (bánh chưng đôi), Khâu tôm khuản tụ (bánh gậy), Khâu tôm pom (bánh chưng hình vuông nhỏ). Nguyên liệu để làm món bánh độc đáo này là gạo nếp cẩm, nếu không có thì dùng nếp cẩm nhân tạo như đã giới thiệu ở nguyên liệu làm xôi. Bánh chưng đen truyền thống của người Thái không có nhân. Lá gói bánh là lá dong rừng rửa sạch, lau khô rồi mới đem gói. Ngoài ra, trước khi gói bánh thêm ít hạt Nga chiếng (một loại vừng mọc tự nhiên trong rừng) xay nhỏ trộn vào để tạo vị đậm đà cho bánh.

  1. Nguyễn Đổng Chi trong “Địa chí văn hóa dân gian Nghệ Tĩnh” cho biết: Người dân tộc Thái (nhóm Tày Mường) thường chế biến cá thành những món ăn truyền thống như: Pá pính phé, Pá pính tộp, pá pính giảo, hò mọc pá… Còn trên mâm cỗ của đồng bào Thái đen (3) bao giờ cũng có bốn món cá (đều được làm từ cá mát) là: Pá móc (cá tươi cắt thành từng khúc, trộn lẫn tấm gạo, cho gia vị vào, gói trong lá dong rồi đồ lên); Pá phẻ (cá khô được chuẩn bị trước Tết mươi lăm ngày. Sau khi đánh được cá, người ta lấy dao mổ một đường theo sống lưng rồi kẹp que lại và đưa sấy cho khô. Khi bày cỗ thì đồ lên bỏ xương và đầu, chỉ còn lại phần nạc); Pá xổm (cá muối chua chuẩn bị trước Tết hàng tháng để muối cho đủ chín. Cá bắt được, bỏ ruột, cắt thành khúc, nhồi muối để ráo nước rồi cho vào ống bương, ống nứa nện chặt lại. Khi ăn thì bỏ thính vào và ăn cùng với lá mùi, hành, tỏi…); Pá pinh (cá nướng, để gần Tết mới làm. Bắt được cá, người ta mổ bụng rồi nướng trên than cho đến chín đều. Khi ăn còn có nước mắm để chấm) (4).

Đến Con Cuông, được thưởng thức miếng bánh chưng đen, mùi gạo quyện với tro nếp mát ngọt làm người ăn như cảm nhận được cả mùi cỏ cây, ruộng đồng. Điều đặc biệt là bánh chưng đen ăn không bị nóng cổ, nóng bụng như bánh chưng thường vì tro nếp đã khử mùi chua, độ nóng của gạo nếp… Hiện nay, bánh chưng đen đã trở thành một món “quà quê”, món ăn để đãi khách quý của người Thái ở Con Cuông.

Cá mát nướng: Trong văn hóa ẩm thực của người Thái ở Con Cuông, các món ăn từ cá rất phổ biến và là thực phẩm chính. Nếu như bà con người Thái ở Môn Sơn tự hào với đặc sản cá mát sông Giăng thì ở

Cá mát là loài cá đặc sản được đánh bắt từ nguồn sông Giăng tự nhiên. Đặc điểm của cámátlàmìnhcácótừbađếnsáuchấmđen, còn vảy cá có màu hồng. Cá mát nhỏ, con chỉ bằng hai ba ngón tay người lớn, con to nhất chỉ nặng từ 0,5-0,8 kg. Ruột cá có vị đắng, khi ăn quen thấy ngon và ngọt hậu. Cá mát sông Giăng được sống trong môi trường nước sạch, trong lành, ăn những phù du của rừng Pù Mát nên vừa lành, vừa bổ, thịt lại thơm ngon, mỡ béo ít xương (5). Mùa cá mát bắt đầu từ tháng 8 âm lịch hàng năm.

Mâm cỗ của người Thái với cá mát, thịt nướng, họ moọc- Review Du Lịch Con Cuông

Cá mát có vị ngọt thơm rất tinh khiết và là món ăn đặc trưng trong văn hóa ẩm thực của người Thái ở xã Môn Sơn nói riêng và huyện Con Cuông nói chung. Người Thái chế biến món cá mát nướng bằng nhiều cách: cá mát để nguyên con nướng (pá pinh), cá xẻ lưng uốn cong kẹp gia vị để nướng (pá pinh tộp), cá nướng đùm lá dong

(pá pinh tồm tong)… Trong đó, phổ biến nhất là cá mát nướng nguyên con. Trước khi nướng, cần rửa sạch cá mát, bỏ mang cá và giữ nguyên ruột cá, vì trong ruột cá mát có mật rất đắng, nhưng chính vị đắng của mật cá đã tạo nên vị ngon riêng. Bà con dùng thân cây tre dày, còn tươi (để tránh lửa làm cháy kẹp tre) chẻ đôi ra để kẹp cá vào giữa, mỗi kẹp từ 3 đến 5 con. Khi nướng cá cần phải kiên trì hơ cho con cá chín đều trên than củi, để cá chín đều từ ngoài vào trong. Cá Mát nướng ăn kèm với xôi, chấm chẻo ớt là món ăn truyền thống của người Thái ở Con Cuông.

vào trộn đều. Tiếp tục cho riềng giã nhỏ và muối vào đảo đều để ướp rồi nhồi thịt vào ống nứa, không nén thịt chặt quá, cũng không để thịt rời rạc quá, thịt sẽ không chua đều. Sau đó rắc thính phủ lên trên, rồi nút ống lại bằng lá chuối hoặc lá dong rừng, ngoài bịt chặt miệng ống, lấy lạt buộc chặt. Xong, đem ống thịt bỏ lên gác bếp để lấy hơi lửa, dựng nghiêng để nước trong ống không bị chảy xuống, khoảng độ một tuần là có thể ăn được. Tục ngữ của người Thái có câu “Thịt ba, cá bảy”, nghĩa là thịt chua thì ba ngày, cá chua thì bảy ngày là ăn được. Trong môi trường nhiệt độ cao vừa phải, yếm khí, thịt lên men sẽ “chín” và có vị chua. Ngoài thịt là chính thì còn có các chất xúc tác làm cho quá trình lên men như thính gạo nếp và củ riềng được giã nhỏ (6). Khi ăn, chỉ cần mở nắp, lấy thịt ra đĩa, gắp miếng thịt cuộn vào trong các loại lá thơm như lá sung, lá chanh, húng quế… cuộn lại, chấm nước nước mắm tiêu, ớt… Nhìn miếng thịt tuy vẫn đỏ hồng nhưng đã chín bởi quá trình lên men, ăn thấy có vị chua, bùi, cay, béo, không ngấy.

Thịt nướng: Với nguyên liệu thịt lợn, những người phụ nữ Thái ở Con Cuông cũng có thể chế biến thành nhiều món ngon như: thịt lợn nướng lá móc mật, thịt lợn nướng lá chanh, thịt lợn kẹp lá chanh bóp vừng nướng, thịt lợn quấn sả nướng, chả giò mộc nhĩ… Trong đó, món thịt nướng được bà con người Thái và du khách rất ưa thích. Nguyên liệu để làm món thịt nướng (Chịn pinh) ngon nhất vẫn là thịt lợn nít, muối trắng, sả, mạc khẻn (hạt tiêu rừng), bột hạt dổi. Thịt được cắt thành những miếng to, sả được giã nhỏ, sau đó trộn đều thịt, sả với muối trắng và mạc khẻn, rồi đem nướng trên bếp củi đã có than cháy đượm. Nếu săn được các loại thịt thú rừng, trước khi nướng người Thái thường ướp với hạt tiêu rừng và bột hạt dổi để lúc nướng thịt có hương thơm đặc trưng khó lẫn. Những gia vị này không có bán tại các chợ ở Con Cuông, mà là do người Thái đi rừng lấy được và để dành làm gia vị gia dụng để chế biến món ăn. Nếu nướng thịt lợn với lá móc mật thì dùng thịt lợn bản thái miếng bằng hộp diêm, ướp với các gia vị: riềng, sả (băm nhỏ), dầu ăn, mì chính, muối tiêu… trộn đều với thịt, nướng trên than hồng. Khi ăn kèm với lá móc mật, vừa bùi vừa béo tạo một hương vị rất đặc trưng.

Họ moọc: là món ăn dùng để dâng cúng tổ tiên vào dịp rằm tháng bảy để báo hiếu tổ tiên, và còn là lễ vật dâng cúng dịp đồng bào Thái tổ chức lễ cầu mùa và ăn Tết. Bà con người Thái ở Con Cuông sử dụng các nguyên liệu khác nhau và phối hợp với nhiều loại gia vị để chế biến thành nhiều món moọc như: moọc cá, moọc gà, moọc thịt lợn, moọc rêu, moọc thịt gà, moọc cây chuối rừng…

Thịt chua (Chịn xồm): cũng là món ăn dùng để đãi khách quý. Nguyên liệu để làm món thịt chua gồm: thịt lợn nạc, tấm gạo hoặc cơm nguội, ống nứa, củ riềng, lá chanh, hạt tiêu rừng, muối, thính gạo. Thịt được thái mỏng, cho một ít gạo tấm hoặc cơm nguội

Nguyên liệu để làm Họ moọc bao gồm: Cá, đọt cây chuối rừng non, tấm gạo, mộc nhĩ, hoa chuối, sả, thì là, hành tăm, mạc khẻn (hạt tiêu rừng), muối, mì chính… Cá thái miếng nhỏ, đọt cây chuối chẻ nhỏ, hoa chuối thái thật nhỏ (cây chuối và hoa chuối phải được ngâm với nước muối), mộc nhĩ băm nhỏ, gạo ngâm một đêm rồi giã thật mịn. Tất cả gia vị được băm nhỏ và trộn đều với nguyên liệu. Sau đó gói lại với lá dong hoặc lá chuối rừng, cột lại cho kín. Họ moọc phải được gói chặt để trong quá trình luộc hoặc hông không bị vỡ. Khi gói xong, người ta xếp moọc vào nồi hông bằng gỗ, tiến hành hông khoảng một giờ đồng hồ là chín. Trong mỗi gói moọc tỏa ra mùi thơm rất đặc biệt. Độ dẻo của gạo, vị bùi của cá, vị ngọt của nõn chuối quyện lẫn mùi thơm của hạt tiêu rừng làm cho món ăn thật hấp dẫn và đáng nhớ.

Canh bon Review Du Lịch Con Cuông

(Canh môn): Người Thái lấy ngọn hoặc lá non của cây môn (dọc mùng); da, đuôi hoặc chân của con bò, con trâu; gạo tấm; các loại gia vị: rau thì là, rau mùi, rau húng, riềng, gừng, mạc khẻn, muối

trắng… để làm nguyên liệu chế biến món canh bon.

gia vị rất quan trọng, hay nói đúng hơn là gia vị có ý nghĩa quyết định đến hương vị của món ăn. Khi chế biến, cho lòng dê (trâu, bò…) vào nồi luộc chín, sau đó vớt ra thái nhỏ, ướp với gia vị trên, phi hành mỡ xào kỹ. Đun nước có phần dịch ruột non và một ít mật của con vật, cho lòng non đã chế biến và thính gạo nếp vào nấu chín. Rau đắng rửa sạch, thái nhỏ cho vào nồi nước lòng nói trên và nêm thêm các gia vị vào, đun nhỏ lửa khoảng 5-7 phút là được. Món này ăn nóng, có thể ăn kèm với cơm. Món nậm pịa dùng trong dịp các đặc biệt như dịp Tết, mừng nhà mới hay dùng để đãi khách. Trước đây, nậm pịa con vật nào thì dùng để chấm thịt con vật đó. Hiện nay, nậm pịa còn được dùng nấu canh và được dùng như một món khai vị.

Bà con dân tộc Thái ở Thị trấn Con Cuông và xã Môn Sơn nấu món canh bon như sau: Cây môn phải được lấy ở đầu nguồn con suối, thân và lá không bị sâu bệnh, không bị trâu, bò lội thì mới ngọt và không bị ngứa. Lấy lá cây môn từ lá thứ hai trở vào, không lấy lá già quá, lá càng non càng ngon, rửa sạch, cắt ngắn. Sau đó lấy da, đuôi hoặc chân của con bò, con trâu đã được sấy khô trên gác bếp (nếu không có sẵn nguyên liệu thịt sấy khô này thì phải nướng qua trên bếp than rồi mới cho vào ngâm với nước ấm) hầm lên làm nước dùng, cho riềng và gừng vào, nêm muối vừa ăn. Sau khi có nước dùng thì cho lá môn vào nấu đến khi sôi đều, tiếp tục bỏ tấm gạo vào (gạo được ngâm với nước sau đó giã mịn) tiếp tục đun thêm khoảng một giờ đồng hồ cho nhừ. Lúc chuẩn bị bắc xuống cho gia vị, mắm tôm và rau mùi vào là có được món canh như ý muốn. Canh bon thơm ngon mát bổ, là món ănrấtphổbiếnvàcóthểdùngđểbồibổsức khỏe của người Thái. Nhất là vào dịp tết cổ truyền, khi mà nhiều thức ăn giàu đạm và nhiều chất béo hòa cùng những chén rượu mừng xuân, canh bon trở thành món ăn đặc biệt vừa ngon, mát, bổ và có tác dụng giã rượu rất tốt.

Trong tập quán ăn uống của người Thái ở Con Cuông, sự phong phú của đời sống ẩm thực còn được thể hiện ở việc sử dụng các loại thịt thú rừng, các động vật nhỏ… để chế biến các món ăn truyền thống. Từ các loại thú rừng và động vật nhỏ đánh bắt được, những người phụ nữ Thái sáng tạo thành các món ăn đặc sản như: con ố lồ nướng lá sả, chim xào sả, chuột giàng, chuột rừng rán, thịt chuột cuốn sả… Các loài thủy sản bắt được từ khe, suối cũng góp phần làm mâm cơm của người Thái thêm đa sắc thơm hương. Từ giống tôm khe chế biến thành: tôm khe hấp sả, tôm khe nướng, tôm thịt cuốn chuối xoài chấm súp gan lợn… Các loài thủy sản khác cũng được chế biến thành nhiều món ăn được bà con ưa thích như: ốc nấu giả cầy, cua khe luộc, nhái lam sả, nhái băm cuốn lá lốt, ếch rán, ếch om cà…

Nậm pịa (súp lòng đắng): là món súp khai vị nhưng cũng là thức chấm đặc trưng đã trở thành đặc sản trong văn hóa ẩm thực của đồng báo Thái. Mỗi khi làm thịt những con vật ăn cỏ, nhai lại như trâu, bò, dê, nai, hoẵng… là người Thái không quên lấy dịch ruột non (phèo) của con vật để chế biến pịa. Nguyên liệu để làm món này gồm có: Lòng non của dê (trâu, bò…), dịch non ở trong ruột và túi mật của con vật, gạo nếp rang lên giã nhỏ, rau đắng, hạt tiêu rừng, muối, mì chính, rau mùi, lá lốt, húng quế… Trong các nguyên liệu kể trên thì quan trọng nhất là dịch ruột non, phải lấy phần có màu vàng sậm, nếu lấy phần màu trắng thì không có vị đắng và không tạo nên hương vị đặc trưng của món ăn, còn nếu lấy phần ruột non có màu đen thì không hợp vệ sinh. Hạt tiêu rừng cũng là một

Rau, củ, quả cũng được sử dụng hài hòa trong mâm cỗ của đồng bào. Các món ăn được chế biến từ các loại rau rừng được sử dụng phổ biến như: nộm rau dún, nộm hoa chuối, nộm rau đắng kết hợp hoa đu đủ, nộm đu đủ, nộm măng rừng và hoa đu đủ, gỏi măng hoa đu đủ, măng luộc (măng ngọt và măng đắng), măng đắng nướng, củ quả luộc chấm chẻo, khoai mài hông, quả cọ muối, cà tươi chấm chẻo, nhút xào… Những món rau rất bình dị nhưng thể hiện bản sắc riêng trong đời sống ẩm thực của người Thái ở Con Cuông, có sự khu biệt với ẩm thực của các địa phương khác ở miền tây xứ Nghệ.

 

Trong các mâm cỗ, món canh cũng được bà con chăm chút, đầu tư công sức và thời gian để nấu được bát canh hợp khẩu vị và thể hiện nét độc đáo riêng. Canh kháu piên chỉn cáy, canh viên, canh đầu khủa, canh lam gioóc (lươn), canh đọt mây, canh khầu khiều, canh măng đọt may kết hợp với đọt san và hua tao

Điểm chung của các món canh của người Thái là canh đặc, thường phối hợp nhiều nguyên liệu để nấu canh, nhiều khi còn giã nhuyễn nguyên liệu và cho thêm cả tấm gạo và có thể ăn như súp hoặc như cháo.

đặc sắc nhất là nước chè đâm (che tắm).

Nước chè đâm là thức uống có từ lâu đời, gắn bó

Trong cơ cấu bữa ăn của người Thái, thức chấm là thứ quan trọng không thể thiếu. Món ăn ngon hay không phụ thuộc rất nhiều vào thức chấm. Hầu hết các món ăn của người Thái đều phải có thức chấm phù hợp, chỉ trừ các món canh và bánh chưng. Trong mâm cơm của đồng bào Thái ở Con Cuông, từ những món thịt gà, xôi, cơm lam, măng đắng, thịt nướng, cá nướng… đều phải có thức chấm đi kèm. Người Thái sử dụng nhiều nguyên liệu khác nhau để làm thức chấm, tên gọi của thức chấm được đặt theo tên nguyên liệu để chế biến hoặc gọi theo tên món ăn cùng. Các món chẻo được dùng phổ biến trong bữa ăn ngày thường và trong lễ hội là: chẻo muối tỏi ớt, chẻo môn khô, chẻo cá nướng, chẻo chấm cà… Chỉ riêng thức chấm thôi cũng cho thấy sự phong phú, đa dạng trong mâm cơm của đồng bào Thái nơi đây.

với cuộc sống du canh du cư của đồng bào. Để có bát nước chè đâm ngon, xanh mướt, chát ngọt cần phải biết cách chọn chè, đâm chè và pha chè. Khi chọn chè chú ý lựa những lá chè xanh mơn mởn và dày, chè không quá già mà cũng không được quá non. Nếu già quá thì nước chè sẽ bầm đen trông không ngon, còn nếu chè non quá thì nước sẽ đắng và chát. Nước nấu pha chè đâm phải là nước mưa, nước đầu nguồn khe suối hoặc nước giếng đá sỏi thì nước mới ngọt. Dụng cụ dùng để đâm chè là chày gỗ và ống cối làm bằng gỗ quế. Cho lá chè vào cối giã nhuyễn đến khi ngửi thấy mùi thơm của chè là được. Quá trình đâm chè phải chú ý đâm đều tay và không được để chè nát quá. Nếu đâm nát quá sẽ gây chát, đắng hoặc nhiều cặn chè, còn nếu đâm không đều tay, chỉ nát một nửa số chè

Rượu cần

Chè đâm Review Du Lịch Con Cuông

  1. Thức uống tiêu biểu

Cùngvớisựphongphúvềmónănlàsựđa dạng của thức uống. Đồng bào Thái ở Con Cuông cũng đã sử dụng nguồn nguyên liệu bản địa để chế biến nhiều thức uống giải khát, có tác dụng bồi dưỡng sức khỏe và gắn kết mối quan hệ cộng đồng làng bản. Có thể kể đến các thức uống tiêu biểu như: nước chè đâm, rượu cua đồng, rượu cần Mậu Đức…

Thức uống hàng ngày là chè xanh được trồng ở vườn nhà, nương rẫy của bà con và một số đồi chè lớn của các nông trường (ở xã Yên Khê và xã Bồng Khê). Chè xanh được chế biến thành hai loại nước uống phổ biến là: nước chè om và nước chè đâm. Ngoài ra, vào mùa hè, bà con dân bản còn tìm hái một số loại lá cây tươi trên rừng (được người dân gọi bằng tiếng Thái và tiếng Kinh) như: chè rừng, cây ngân liên, cây sa nhân, cây mầm ngáy, rau má, cây phan thốc, cây phan mẻ, chọc mầu pha, cây mần bá, chọc mầu đinh…, mang về đun nước vừa để làm thức uống vừa dùng làm thuốc, có tác dụng giải nhiệt, mát gan, lợi tiểu. Trong đó,

Tạp chí [32]

SỐ 7/2017

KH-CN Nghệ An

trong cối, chè đâm sẽ bị loãng và không ngon. Dùng nước đã chuẩn bị sẵn đổ vào ống cối, sau đó đổ hỗn hợp nước chè đâm lọc qua huột (dụng cụ để lọc nước chè). Từ nước cốt, chèđâmsẽđượcphachếtheotỷlệ2sôi3 lạnh để đưa ra dùng. Nước chè đâm có màu xanh lá, uống vào có cảm giác chát ngọt, mát dịu rất ngon.

cua rất tốt cho người bị bệnh xương, khớp, đặc biệt là bệnh gút.

Ở Con Cuông có các loại rượu nếp, rượu gạo, rượu ngô, rượu men lá, rượu cua đồng và rượu cần. Hiện nay có thêm đặc sản rượu cam Bản Pha, được sản xuất trên dây chuyền công nghệ hiện đại của Nhật Bản, đáp ứng được nhu cầu thưởng thức của nhiều du khách khi về với Con Cuông.

Rượu cần là thức uống được dùng vào các ngày lễ, tết, mừng nhà mới, cưới hỏi hay khi có khách quý đến chơi. Rượu cần Mậu Đức (còn gọi là rượu trấu) với loại men đặc biệt được chế từ các loại cây rừng, uống vào thơm ngon, ngọt, nồng… Bởi thế có câu: “Rượu cần Mậu Đức/ Thức thâu đêm uống không nhạt”. Đây là một đặc sản ẩm thực của Con Cuông. Nhiều người từ những bản làng xa xôi hay ở miền xuôi đã tìm đến xã Mậu Đức để mua đặc sản rượu cần của người Thái (7). Cũng như nhiều dân tộc thiểu số khác trong cả nước, người Thái ở Con Cuông chế biến rượu cần để phục vụ cho các sinh hoạt văn hóa dân gian truyền thống của đồng bào. Phong tục uống rượu cần đã trở thành một di sản văn hóa phi vật thể quý giá trong đời sống cộng đồng của người Thái nơi đây. Review Du Lịch Con Cuông

Rượu cua đồng Review Du Lịch Con Cuông

 được làm từ nguyên liệu chính là cua đồng còn sống. Cua đồng sau khi bắt về được rửa sạch, không cho tiếp xúc với nước khoảng 1 đến 2 giờ đồng hồ. Mục đích là làm cho con cua tiết chất dịch trong miệng và trao đổi nước nhiều hơn. Chuẩn bị rượu gạo nguyên chất có nồng độ từ 35-40 độ (không sử dụng loại rượu pha cồn công nghiệp). Sau đó pha rượu với nước theo tỉ lệ: 1rượu5nước.Lấy1cáitôcócạnhbèrađể dễ dàng dùng bàn tay đè lên mai cua đồng ngâm với hỗn hợp nước rượu ngập đến miệng con cua đồng. Thời gian ngâm (dùng tay đè mai cua đồng liên tục) để cua tiết dịch tự nhiên của nó trong vòng 10 đến 15 phút là được. Khi ngâm, có thể tạo độ sóng sánh của phần mớm nước dâng lên hạ xuống trên dưới miệng con cua đồng để cho nó tiết nước nhiều hơn. Sau khi ngâm rượu cua khoảng 20 ngày là có thể lấy ra sử dụng. Uống rượu

Có thể thấy rằng, các món ăn, thức uống và đồ hút của người Thái ở Con Cuông rất phong phú và đa dạng về nguyên liệu cũng như cách chế biến. Đó là những món ăn chỉ cần nhắc đến, nhiều du khách miền xuôi đã thích thú như gà đồi, lợn nít, cá mát, ốc suối, cơm lam, xôi ba màu, bánh chưng đen, chẻo, hó moọc, măng rừng và rượu cần… Mùa nào thức ấy, mỗi thứ một cách chế biến đã làm nên hương vị đặc trưng của ẩm thực người Thái. Những món ăn giản dị, mộc mạc nhưng thể hiện sự khéo léo, đảm đang của những người mẹ, người vợ, người phụ nữ Thái. Bởi thế, ẩm thực của người Thái là di sản văn hóa phi vật thể vô giá, trong đó bao chứa tinh thần, tình cảm và văn hóa tâm linh của cộng đồng. Chính những nét đặc sắc trong văn hóa ẩm thực của đồng bào đã tạo nên sự khác biệt của mảnh đất và con người nơi đây trong dòng chảy chung của văn hóa xứ Nghệ và văn hóa dân tộc Việt Nam./.

Chú thích:

(1), (2), (7) BCH Đảng bộ Đảng Cộng sản Việt Nam huyện Con Cuông (2004), Lịch sử Đảng bộ huyện Con Cuông, tập 1 (1931-2003), NXB Nghệ An, tr.141-147, 169.

(3) Đây là cách dùng từ chỉ tộc danh của GS. Nguyễn Đổng Chi trong Địa chí văn hóa dân gian Nghệ Tĩnh, sđd, tr.478. Tuy nhiên, về cơ bản, người Thái ở các huyện miền tây Nghệ An không phân biệt Thái Trắng (Tày khao) hay Thái Đen (Tày đăm) mà chỉ phân biệt theo các nhóm địa phương với những căn cứ về nguồn gốc của họ. Theo Tiến sĩ Vi Văn An trong bài “Về tên gọi và lịch sử cư trú của các nhóm Thái ở miền Tây tỉnh Nghệ An” [1, tr.320-322] giải thích: Nhóm Tày Mường còn có tên gọi là Hàng Tổng, là nhóm có chủ Mường; Nhóm Tày Thanh còn có tên gọi là Man Thanh, là nhóm không có chủ Mường, tức không phải là người gốc Mường. Thanh là tên gọi theo gốc quê hương cũ của họ từ Thanh Hóa và Mường Thanh (Điện Biên Phủ); Nhóm Tày Mười là gọi theo tên quê hương cũ của họ là Mường Muổi, Thuận Châu, Sơn La di cư vào Nghệ An từ thời Lê.

(4), (5) Nguyễn Đổng Chi (1995), Địa chí văn hóa dân gian Nghệ Tĩnh, NXB Nghệ An, tr. 492, 69.

(6) Vi Văn Biên (2006), Văn hóa vật chất của người Thái ở Thanh Hóa và Nghệ An, NXB Văn hóa dân tộc, Hà Nội, tr.69

TÌM HIỂU THÊM NÉT ĐẸP VĂN HOÁ CON NGƯỜI VÀ DÒNG LỊCH SỬ CON CUÔNG NGHỆ AN TẠI ĐÂY

Do đặc điểm địa lý tự nhiên và truyền thống lịch sử lâu đời nên trên địa bàn huyện Con Cuông có nhiều di tích, danh thắng nổi tiếng không chỉ ở Nghệ An mà trong cả nước. Theo thống kê của Ban quản lý Di tích và Danh thắng Nghệ An, huyện Con Cuông có 13 di tích, danh thắng(1). Điều đáng chú ý là, trên địa bàn huyện Con Cuông có đầy đủ các loại hình như di tích lịch sử, khảo cổ, danh thắng. Nếu coi di tích, danh thắng là tấm gương phản chiếu hiện thực xã hội và điều kiện tự nhiên, thì với mật độ di tích, danh thắng tương đối cao và khá phong phú về loại hình có thể thấy mảnh đất Con Cuông có lịch sử lâu đời và thiên nhiên tươi đẹp. Xin giới thiệu đôi nét về một số di tích, danh thắng tiêu biểu của huyện Con Cuông.

Eo Vực Bồng

Eo Vực Bồng là một thắng cảnh thuộc xã Bồng Khê. Đây là vực sâu nhất của sông Lam. Đứng trên núi nhìn xuống, chúng ta sẽ thấy một vùng non nước mây trời tuyệt đẹp. Các dòng sông uốn lượn quanh co mềm mại như những con rồng đang bơi; đầu chụm lại ở Vực Bồng. Cá ở đây rất nhiều. Đến mùa mưa lũ, cá chép và nhiều loại cá khác vượt Eo Vực Bồng, lao vào Khe Diêm, Khe Cạn. Cá nhiều đến nỗi, người dân ở đây chỉ bằng tay không cũng bắt được cá.

Gắn với tên gọi Vực Bồng, truyền thuyết dân gian kể lại rằng, ngày xưa có ba con rồng: Con Rồng Xanh từ thượng nguồn sông Lam xuống; con Rồng Vàng từ hạ nguồn sông Lam lên và con Rồng Lửa từ Khe Diêm ra. Ba đầu rồng gặp nhau ở Vực Bồng. Hàng năm, tại đây diễn ra cảnh “cá vượt vũ môn” rất ngoạn mục. Rồng Xanh luyện các chú cá chép ở thượng nguồn sông Lam; Rồng Vàng luyện những chú cá chép ở hạ lưu sông Lam; Rồng Lửa hút nước Khe Diêm, phun nước tạo thành cửa Vũ môn ở Eo Vực Bồng.

Cứ đến mùa thu, nước sông Lam dâng lên, Rồng Xanh, Rồng Vàng dẫn đội quân của mình về Eo Vực Bồng thi tài vượt vũ môn. Những chú cá chép nào vượt qua được Vũ môn núi Eo Vực Bồng sẽ hoá thành rồng. Người dân địa phương coi Eo Vực Bồng là đất thiêng, là nơi ở của rồng, nên đã xây dựng đền Cửa Lũy, quanh năm thờ cúng.

Năm 1995, trên đường lên thăm huyện Kỳ Sơn, Thủ tướng Võ Văn Kiệt đã dừng lại ngắm cảnh Vực Bồng và nghỉ ăn trưa ở đây.

Cửa Rọ

Cửa Rọ là một danh thắng nằm ở phía Tây Thị trấn Con Cuông. Tại đây, các dãy núi vòng cung vây bốn mặt tạo thành một thung lũng rộng rãi, bằng phẳng ở giữa. Muốn đi ra khỏi thung lũng chỉ có một cửa giáp với thị trấn Con Cuông. Có lẽ vì hình dáng như vậy, nên dân địa phương đặt tên là Cửa Rọ.

Theo lời kể của người dân địa phương, Cửa Rọ ngày xưa có con suối chảy qua nên cây cỏ bốn mùa xanh tươi. Nhiều loại thú rừng như đười ươi, hổ, báo, voi, tê giác, hàng đàn chim trĩ, chim công… hội tụ về đây đông đúc.

Cửa Rọ còn là một di tích lịch sử, gắn liền với hoạt động của nghĩa quân Lam Sơn trên đất Con Cuông. Tương truyền, khi biết nghĩa quân Lam Sơn đang đóng ở đây, quân Minh ở thành Trà Lân huy động một lực lượng lớn bất ngờ tiến quân vào thung lũng nhằm tiêu diệt nghĩa quân. Dựa vào thế hiểm yếu của Cửa Rọ “một người giữ, trăm người khó qua”, Lê Lợi đã cho quân mai phục, giáng cho quân Minh một đòn chí tử, buộc chúng phải rút về cố thủ trong thành Trà Lân.

Đến với Cửa Rọ hôm nay, du khách sẽ được chiêm ngưỡng cảnh đẹp của những nương chè, vườn cây ăn quả trên một thung lũng xanh tươi.

Bia Ma Nhai

Bia Ma Nhai (còn gọi là bia Thành Nam) là di tích lịch sử tại xã Chi Khê, gắn liền với chiến công của quân dân nhà Trần chống giặc Ai Lao. Bia được khắc vào vòm núi trước cửa hang đá, nằm cách thị trấn Con Cuông khoảng 300m về phía Tây Nam, nét chữ to bằng bàn tay, khắc sâu hơn 1 tấc. Review Du Lịch Con Cuông

Theo sử cũ, năm 1335, bọn cướp từ Ai Lao thường xuyên sang quấy phá, cướp bóc các bản làng vùng Tây Nam Nghệ An. Vua Trần Hiến Tông đích thân vào đốc chiến. Đại bản doanh đặt tại núi Cự Đồn, Mật Châu (nay thuộc địa phận xã Chi Khê). Với chiến thuật vừa tập kích tiêu diệt vừa chiêu dụ gọi hàng của vua quan nhà Trần, các đảng cướp dần dần tan rã và rút lui về bên kia biên giới. Duy chỉ có tên giặc Bổng không chịu khuất phục. Vì công việc triều đình, vua Trần Hiến Tông phải về Thăng Long; nhân cơ hội đó, giặc Bổng lại quấy phá mạnh hơn. Sau đó, Thượng hoàng Trần Minh Tông thân chinh lên Mật Châu dẹp giặc. Nguyễn Trung Ngạn được triều đình cử làm phát vận sứ chuyển lương đi trước. Trước binh hùng tướng mạnh của nhà Trần, Bổng đầu hàng, xin tha tội chết.

Dẹp xong giặc cướp, Thượng hoàng Trần Minh Tông sai Nguyễn Trung Ngạn mài đá khắc bia ghi lại chiến công này. Sách Đại Việt sử ký toàn thư viết: “Thượng hoàng đi tuần thú đạo Nghệ An, thân đi đánh nước Ai Lao, lấy Nguyễn Trung Ngạn làm phát vận sứ ở Thanh Hóa vận lương đi trước. Xa giá Thượng hoàng đến châu Kiềm, quân thanh lừng lẫy. Người Ai Lao nghe tin chạy trốn. Chiếu cho Trung Ngạn mài sườn núi khắc chữ ghi công rồi về”(2). Nội dung bia Ma Nhai như sau:

“Đời vua thứ sáu triều Trần nước Đại Việt, Thái thượng hoàng đế Chương Nghiêu Văn Triết nhận được mệnh trời thương mến, làm chủ cả cõi Trung hạ, khắp trong đất ngoài bể không ai không thần phục, thế mà Ai Lao nhỏ bé kia còn ngang ngạnh với giáo hóa của triều đình. Cuối thu năm Ất Hợi, Thượng hoàng thống lĩnh sáu quân đi tuần ở cõi Tây. Thế tử nước Chiêm Thành, nước Chân Lạp, nước Xiêm và tù trưởng đạo thần là Quỳ, Cầm, Xa, Lặc rồi các bộ Mán mới phụ thuộc là tù trưởng rợ Bôi Bồn và rợ Thanh Xa đều dâng sản vật của địa phương mình và tranh nhau đón rước. Chỉ một mình tên giặc Bổng cứ giữ thói u mê sợ tội mà chưa tới chầu ngay. Đến cuối đông, Thượng hoàng đóng quân ở cánh đồng Cự Đồn thuộc Mật Châu rồi lệnh cho các tướng cùng quân lính mọi rợ vào nơi ở của chúng. Tên giặc nghịch Bổng nghe uy thế liền trốn chạy, (Thượng hoàng) bèn xuống chiếu đem quân về. Ngày tháng 12 nhuận, mùa Đông năm Ất Hợi, niên hiệu Khai Hựu thứ 7, khắc vào đá”(3).

Bia Ma Nhai đã được Bộ Văn hóa – Thể thao & Du lịch xếp hạng di tích lịch sử cấp Quốc gia.

Nhà cụ Vi Văn Khang

Ngôi nhà của cụ Vi Văn Khang nằm bên bờ sông Giăng thuộc bản Thái Hoà, xã Môn Sơn, cách thị trấn Con Cuông 20 km về phía Nam. Ngôi nhà do bố đẻ của cụ Vi Văn Khang xây dựng từ năm 1919 theo kiểu nhà sàn truyền thống của người Thái trên vùng đất rộng khoảng 1000m2. Nhà gồm 3 gian, 2 hồi, cầu thang lên xuống đặt ở hai bên. Khung nhà bằng gỗ, mái lợp lá cọ, vách ngăn bằng phên nứa, sàn lát bằng gỗ, có 12 cột kê bằng đá tảng tròn. Tầng trên đặt bàn thờ, nơi tiếp khách, phòng ngủ, bếp. Phòng ngủ có một tấm sàn cao để lúa; khi có động, các chiến sỹ cách mạng lên đó ẩn nấp. Dưới sàn để nông cụ, chăn nuôi gia súc, gia cầm. Xung quanh là khu vườn rộng trồng cây ăn quả.

Đầu năm 1931, các đồng chí Lê Xuân Đào (Trưởng ban Tài chính của Xứ uỷ Trung kỳ), Lê Mạnh Duyệt và Nguyễn Hữu Bình (Đặc phái viên của Tỉnh ủy Nghệ An) lên Môn Sơn xây dựng phong trào cách mạng. Được cán bộ Đảng giác ngộ, cụ Vi Văn Khang hăng say tham gia hoạt động cách mạng. Chỉ trong một thời gian ngắn, cụ đã vận động được nhiều thanh niên như Vi Văn Hanh, Vi Văn Quí, Vi Văn Lâm, Hà Văn Hoa, Vi Văn Noọng, Vi Thị Lan, Hà Văn Thị cùng tham gia hoạt động. Nhờ đó, nhân dân Môn Sơn đã giác ngộ cách mạng, biết đoàn kết, đấu tranh. Nhiều quần chúng tích cực rải truyền đơn, bảo vệ, nuôi dưỡng cán bộ Đảng…

Tháng 4 năm 1931, chi bộ Đảng Môn Sơn được thành lập tại nhà cụ Vi Văn Khang gồm có 6 đồng chí, do cụ Vi Văn Khang làm Bí thư. Đây là chi bộ đầu tiên ở miền núi vùng cao Nghệ An. Tại ngôi nhà này, cơ sở Đảng đã bí mật in tài liệu, truyền đơn, đem đi rải khắp các bản làng. Đêm đêm, bà con thường tập trung tại đây để học chữ, sinh hoạt văn hoá, văn nghệ. Từ đó phong trào Môn Sơn chuyển sang thời kỳ đấu tranh mới. Môn Sơn trở thành đầu mối liên lạc giữa cách mạng miền xuôi và miền ngược, giữa phong trào của đồng bào Kinh với các dân tộc miền núi Nghệ An. Review Du Lịch Con Cuông

Nhờ sự hoạt động tích cực của chi bộ Đảng, các tổ chức quần chúng như nông hội đỏ, tự vệ đỏ… ở Môn Sơn lần lượt ra đời; khí thế cách mạng của quần chúng ngày càng lên cao. Ngày 9/8/1931, chi bộ Đảng đã lãnh đạo nhân dân biểu tình, kéo đến nhà Chánh đoàn Ba Uôn tịch thu lúa, tiền, vải, bạc nén chia cho những gia đình nghèo. Bốn ngày sau, thực dân Pháp cho lính vào Môn Sơn đàn áp, bắt đi 30 người và 3 đồng chí đảng viên trung kiên (Vi Văn Khang, Vi Văn Hanh, Trần Ngân). Số đảng viên còn lại rút vào rừng hoạt động bí mật để nhen nhóm lại phong trào.

Ngôi nhà cụ Vi Văn Khang đã được Bộ Văn hoá – Thông tin ra Quyết định số 152/QĐ-BT ngày 25/1/1994 xếp hạng là di tích lịch sử cách mạng cấp Quốc gia. Từ năm 1994, ngày thành lập chi bộ Đảng đã trở thành ngày lễ hội truyền thống văn hoá hàng năm của nhân dân Môn Sơn. Các hoạt động lễ hội được tổ chức tại nhà cụ Vi Văn Khang và cây đa Cồn Chùa(4).

Cây đa Cồn Chùa

Cây đa Cồn Chùa ở làng Môn, xã Môn Sơn là di tích lịch sử gắn liền với cuộc đấu tranh của nhân dân Con Cuông thời kỳ 1930 – 1931. 

Tháng 4/1931, chi bộ Đảng xã Môn Sơn được thành lập do đồng chí Vi Văn Khang làm bí thư. Vừa mới thành lập, chi bộ đã tổ chức được các đoàn thể quần chúng như Nông hội, Thanh niên, Hội cứu tế đỏ… Riêng tại Môn Sơn đã có 5 tổ Nông hội đỏ. Ngày 9/8/1931, chi bộ Đảng Môn Sơn đã vận động quần chúng ở các bản Kẻ Yên, Sơn Vều, Khe Môn, Động Khùa, Cửa Rào, Bàu Dạ, Kẻ Tại… mít tinh tại cây đa Cồn Chùa. Lần đầu tiên ở Con Cuông, lá cờ đỏ búa liềm được tự vệ đỏ treo trên cây đa Cồn Chùa. Với khí thế hừng hực, đoàn biểu tình gồm 300 người tuần hành thị uy, dương cao cờ đỏ búa liềm và các khẩu hiệu “Đả đảo đế quốc Pháp!”, “Đả đảo Nam triều phong kiến!”, đòi miễn sưu, hoãn thuế và đến những nhà giàu để vay lúa. Đoàn biểu tình kéo đến nhà Phó tổng và Chánh đoàn phu là những kẻ giàu nhất trong vùng vay lúa cứu đói cho dân địa phương và tiếp tế cho số đồng bào Phúc Sơn (Anh Sơn) vì bị địch khủng bố phải đến lánh nạn ở đây. Đoàn biểu tình vây chặt nhà Ba Uôn – một tên chánh đoàn gian ác trong vùng, buộc người nhà Ba Uôn phải đưa 5 tạ lúa, tiền, bạc nén nộp cho cách mạng. Bọn thổ ty và hào trưởng các thôn bản đều bỏ chạy, hoặc nằm im. Ngày 13/8/1931, thực dân Pháp đưa quân vào đàn áp. Chúng bắt đi 30 người và 3 đồng chí đảng viên: Vi Văn Khang, Vi Văn Hanh, Trần Ngân. Review Du Lịch Con Cuông

Hiện nay, cây đa Cồn Chùa vẫn sừng sững đứng đó như một minh chứng hùng hồn cho tinh thần đấu tranh cách mạng kiên cường của nhân dân Con Cuông dưới sự lãnh đạo của Đảng.

Thác Bộc Bố (Thác Kèm) Review Du Lịch Con Cuông

Thác Bộc Bố thuộc Vườn quốc gia Pù Mát, nằm cách thị trấn Con Cuông khoảng 15 km. Từ trên độ cao khoảng 500m, qua ba bậc thang, nước đổ xuống trông như một dải lụa. Hai bên thác là thảm thực vật xanh tươi với hàng trăm loài hoa quanh năm khoe sắc. Dưới chân thác là những hồ nhỏ nước trong xanh bao bọc bởi những phiến đá phẳng lỳ trông như những chiếc bàn lớn. Giữa mùa hè nóng nực, nhưng nhiệt độ ở khu vực xung quanh thác rất mát mẻ, chỉ khoảng 200 C. Từ đây, theo các đường mòn, ta cũng có thể đi ngược lên thung lũng Khe Bu hoặc leo núi Pu Loong để ngắm cảnh núi rừng trùng điệp.

Thác Bộc Bố đã trở thành điểm du lịch thu hút nhiều khách du lịch trong và ngoài nước. Nhiều cơ sở dịch vụ phục vụ du khách đã được xây dựng. Đến đây, mọi người có thể thoả thích vui chơi bên dòng thác, tận hưởng không khí mát mẻ, ngắm nhìn môi trường tự nhiên còn hoang sơ, uống rượu cần, ăn cơm lam và xem những điệu múa truyền thống của đồng bào dân tộc Thái.

 Vườn quốc gia Pù Mát Review Du Lịch Con Cuông

Vườn quốc gia Pù Mát- Review Du Lịch Con Cuông nằm trên địa giới hành chính của 3 huyện: Anh Sơn, Con Cuông và Tương Dương; ranh giới phía Nam của vườn chạy dọc theo đường biên giới Việt – Lào. Diện tích vùng lõi của vườn khoảng 94.275ha, vùng đệm khoảng 100.000ha thuộc địa bàn 16 xã của 3 huyện. Riêng huyện Con Cuông gồm 7 xã: Lạng Khê, Châu Khê, Lục Dạ, Môn Sơn, Yên Khê, Bồng Khê, Chi Khê.

Vườn quốc gia Pù Mát nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa. Nhiệt độ trung bình năm từ 230 đến 240 C. Mùa đông do chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc nên nhiệt độ trung bình xuống dưới 200 C, thấp nhất xuống dưới 180 C. Vào mùa hè, thời tiết rất khô nóng, trung bình lên trên 250 C. Ở Con Cuông, nhiều khi nhiệt độ lên tới 420C.

Nằm trong khu vực hệ thống sông Cả chạy theo hướng Tây Bắc đến Đông Nam, mạng lưới sông suối trong vườn khá dày đặc. Do lượng mưa phân bố không đều giữa các mùa nên tình trạng lũ lụt và hạn hán thường xảy ra.

Vườn quốc gia Pù Mát có diện tích lớn, tính đa dạng sinh học cao với nhiều loài động vật, thực vật phong phú, là một kho tàng về các nguồn gen hoang dã, quý hiếm, là một trong số ít khu bảo tồn đa dạng sinh học lớn nhất nước ta. Theo khảo sát của Viện điều tra quy hoạch rừng (năm 1992) thì Vườn quốc gia Pù Mát có 1.297 loài thực vật bậc cao, 64 loài thú, 137 loài chim, 25 loài bò sát, 15 loài lưỡng cư. Về thực vật, hiện đã xác định được 2.494 loài thực vật, 931 chi thuộc 202 họ. Trong đó, 70 loài nằm trong sách đỏ Việt Nam có nguy cơ bị tiêu diệt. Về thú, tiêu biểu là các loài Voi, Hổ, Sao la, Vượn đen má trắng, Chà vá chân nâu, Khỉ đuôi lợn, Mang trường sơn, Chó sói lửa… Về chim, tiêu biểu có các loài Trĩ sao, Công, Gà lôi trắng, Gà tiền… Tháng 11 năm 2007, Vườn quốc gia Pù Mát được UNESCO công nhận là khu dự trữ sinh quyển thế giới.

Vườn quốc gia Pù Mát không chỉ có giá trị về mặt kinh tế mà còn rất hấp dẫn về du lịch bởi sự hoang sơ, cảnh quan tuyệt đẹp và môi trường sinh thái chưa bị ô nhiễm, rất thuận lợi cho sự phát triển loại hình du lịch sinh thái, du lịch khám phá, du lịch mạo hiểm và tìm hiểu phong tục tập quán của đồng bào các dân tộc. Vì vậy, bên cạnh nâng cao nhận thức cho nhân dân trong việc bảo vệ môi trường sinh thái, các cấp chính quyền huyện Con Cuông kết hợp với Ban quản lý Vườn quốc gia Pù Mát còn có những hoạt động nhằm khuyến khích tham quan du lịch, gắn hoạt động tham quan du lịch với bảo vệ cảnh quan thiên nhiên.

Hang Thẩm Hoi (Hang ỐcReview Du Lịch Con Cuông

Thẩm Hoi là một hang đá vôi có chiều dài 27,74m, rộng 21,35m và cao 5,50m, thuộc xã Yên Khê, cách thị trấn Con Cuông 4km về hướng Đông và cách đường quốc lộ 7 khoảng 600m về hướng Nam. Trong hang có nhiều vỏ ốc nên đồng bào dân tộc Thái đặt tên là Thẩm Hoi (Thẩm là hang, Hoi là ốc), nghĩa là Hang Ốc.

Đây là một di chỉ khảo cổ học quan trọng, được phát hiện vào năm 1967. Cửa hang bị chắn ở giữa bởi nhiều tảng đá tạo thành một bình phong tự nhiên, lòng hang rộng rãi, khô ráo tạo điều kiện thuận lợi cho người nguyên thủy cư trú.

Trong lần khai quật năm 1972, các nhà khảo cổ học đã tìm thấy nhiều hiện vật, như: Di vật đá, xương, vỏ nhuyễn thể, di cốt người,… trong đó, chủ yếu là công cụ đá. Loại hình công cụ phát hiện ở hang Thẩm Hoi đều mang những đặc trưng cơ bản của văn hoá Hoà Bình. Review Du Lịch Con Cuông

Cũng trong đợt khai quật này, các nhà khảo cổ đã phát hiện 3 mộ táng cùng một số đồ tùy táng. Mộ thứ nhất nằm ở độ sâu 0,50m có di cốt của một người đàn ông, khoảng 45 – 50 tuổi. Di cốt người được chôn ngửa, hai tay duỗi thẳng theo thân, đầu quay về hướng Tây Nam. Mộ thứ hai nằm ở độ sâu 0,40m, di cốt là của một người đàn bà, khoảng 35 – 45 tuổi. Mộ này hoàn toàn bị hư hỏng, chỉ còn lại một đoạn xương cánh tay và một đoạn xương sườn. Mộ thứ ba ở độ sâu 0,50m là di cốt của một người đàn ông lớn tuổi gồm nhiều xương chi, xương sườn, xương sọ, xương hàm. Hầu hết các xương không còn nguyên vẹn, một số bị gãy, một số đã bị mủn. Các nhà khảo cổ học xác định, những ngôi mộ này là chủ nhân hang Thẩm Hoi.

Thẩm Hoi là một di chỉ khảo cổ học quan trọng, đánh dấu sự có mặt của văn hóa Hòa Bình trên đất Nghệ An nói chung, ở huyện Con Cuông nói riêng. Qua xác định mẫu vỏ ốc bằng phương pháp các-bon phóng xạ (C14), niên đại của cư dân Thẩm Hoi là 10.875 năm ± 175 năm và 10.125 năm ± 125 năm (cách ngày nay)(5).

Thành Trà Lân Review Du Lịch Con Cuông

Thành Trà Lân (còn gọi là thành Trà Long, Trà Lung, Thành Nam) được xây trên một ngọn núi có tên là Pù Thanh (hay Pù Đồn), là thủ phủ của phủ Trà Lân xưa, nay thuộc địa phận xã Bồng Khê, huyện Con Cuông. Thành Trà Lân là một căn cứ quân sự trọng yếu có thể kiểm soát cả một vùng rừng núi rộng lớn, đồng thời án ngữ tuyến đường “thượng đạo” từ Bắc vào Nam và đường thuỷ theo sông Lam từ thành Nghệ An lên miền Tây. Thành đắp theo thế núi có hình chữ Á, chu vi khoảng 4 km, phía ngoài có hào và luỹ tre dày. Ngày nay còn thấy dấu vết của 3 cửa thành. Cửa phía Bắc thông ra ngoài bằng một con đường lát đá, dân địa phương gọi là “cằn hia” (đường đá). Trong thành còn dấu vết của tiểu thành, tiểu đồn, nền dinh trại, nền cung điện. Di tích phía Đông còn lại là một đoạn hào dài khoảng 600 m, rộng khoảng 1m – 1,2m. Phía ngoài hào là một lớp rào tre dày 3 m bao bọc, có chỗ tre mọc thành rừng dày đến 20 m.

Trong khởi nghĩa Lam Sơn, tháng 10 – 1424, trên đường tiến quân từ Thanh Hoá vào Nghệ An, nghĩa quân Lê Lợi bao vây thành Trà Lân do Cầm Bành đóng giữ. Nghĩa quân đã kết hợp giữa tiến công quân sự với bao vây dụ hàng địch. Sau hai tháng bị bao vây, quân địch rơi vào tình thế khốn quẫn, buộc Cầm Bành và hơn 1.000 thổ binh phải mở cửa thành ra hàng. Trong Lam Sơn thực lục, Nguyễn Trãi viết: “Bấy giờ bọn giặc là Cầm Bành cứ giữ đất không chịu theo. Vua (Lê Lợi) chiêu vỗ nhân dân, cho trở về làm ăn. Ai nấy đều vui được yên chỗ, cảm kích hăng hái cùng vua hết sức vây Cầm Bành. Hơn hai tháng Cầm Bành giữ vững sơn trại để chờ viện binh, mà giặc thì hoang mang, ngờ sợ không dám tiến. Quân của Bành oán phản, theo nhau đầu hàng. Bành tự liệu kế cùng, mà viện binh không có, phải mở cửa ra hàng”(6).

Suối Nước Mọc (Tạ Bó)

Suối Nước Mọc (Tạ Bó) ở bản Nưa, xã Yên Khê. Không giống như những dòng suối khác, nước ở đây như “mọc” lên từ lòng đất sâu, nên thường gọi là suối Nước Mọc. Vào mùa hè, nước suối rất mát, nhưng mùa đông lại rất ấm; xuống tắm có cảm giác như tắm nước nóng nên đồng bào dân tộc Thái gọi là Tạ Bó. Bao quanh dòng suối là một rừng cây cổ thụ còn nguyên sơ. Những tảng đá rêu phong làm thành các bậc thang, tạo thuận lợi cho người xuống suối.

Dân địa phương cho rằng, tắm suối Nước Mọc thì người da đen trở thành da trắng, người da trắng lại càng trắng hơn. Con gái Thái ở đây có làn da trắng nõn nà là do tắm suối này. Người dân còn lấy nước về dùng hàng ngày. Nhờ uống nước suối mà da dẻ hồng hào, cơ thể khỏe mạnh.

Do sự kỳ bí của suối Nước Mọc nên có nhiều truyền thuyết dân gian xung quanh dòng suối này. Chuyện kể rằng, ngày xưa ở huyện Con Cuông có động Đào Nguyên nằm sát dòng sông Lam. Ngọc Hoàng thường cho các nàng tiên nữ giáng trần xuống động Đào Nguyên để gặp gỡ những chàng trai tài giỏi ở chốn trần gian. Ngọc Hoàng đã tạo một giếng tiên ở nơi kín đáo này để các nàng tiên hàng ngày đến tắm gội trước khi đến gặp các chàng trai.

Cũng có chuyện rằng, ngày xưa có một cô tiên đi du ngoạn qua đây, thấy suối đẹp nên xuống tắm. Vì thế suối Nước Mọc còn có tên gọi là Rốn cô Tiên.

Lại có chuyện kể là ngày xưa có một nhóm người đến bản Nưa khai hoang, lập nghiệp. Nhưng ở đây đất đai khô hạn, không có nước để sản xuất, sinh hoạt. Người dân mang lễ vật cầu xin Ngọc Hoàng; Ngọc Hoàng thương tình ban cho họ suối Nước Mọc(7).

Suối Nước Mọc là một thắng cảnh của huyện Con Cuông, đang trở thành điểm tham quan hấp dẫn của du khách. Hàng ngày có hàng trăm du khách tìm đến để ngâm mình trong dòng nước trong xanh, ngắm cảnh núi rừng xinh đẹp, thưởng thức những món ăn truyền thống độc đáo và lắng nghe những câu chuyện dân gian của đồng bào dân tộc Thái.

Hang Nàng Màn (Thẳm Nàng Màn) Review Du Lịch Con Cuông

Hang Nàng Màn là một danh thắng ở bản Pha, xã Yên khê. Vào trong hang, mùa hè thì mát mẻ, mùa đông lại rất ấm. Tại hang Nàng Màn, thiên nhiên đã tạo nên những nhũ đá, phiến đá với muôn hình muôn vẻ, trông giống như cung điện nhà vua. Trên vòm và sườn hang có những cảnh như rồng bay, phượng múa hay những tấm lụa mềm mại. Có những tảng đá như chiếc giường, bộ bàn ghế… Có những phiến đá khi ta gõ vào thì ngân lên những âm thanh kỳ ảo. Đặc biệt là có khối đá hình hai mẹ con ôm chặt lấy nhau; mặt đứa con ngước nhìn qua khoảng lộ thiên trên hang; mặt người mẹ hướng về cửa hang chính, nhìn xuống bản Yên Khê.

Người dân ở đây còn lưu truyền câu chuyện liên quan đến tên gọi và cảnh đẹp của hang đá này. Chuyện kể rằng, ngày xưa có một gia đình ở chân núi này sinh được người con gái tên là Nàng Màn. Gia đình của nàng giàu sang và quyền lực nhất bản. Lớn lên, nàng vừa đẹp người, đẹp nết lại hát rất hay, dân bản ai cũng mến thương. Mỗi khi nàng cất lên tiếng hát thì chim rừng bay qua cũng dừng lại lắng nghe. Mỗi khi nàng xuống suối, tôm cá cũng vây lượn xung quanh ngắm nhìn đôi bắp chân trắng nõn nà của nàng. Thế rồi, nàng đem lòng yêu thương một chàng trai nghèo trong bản. Biết chuyện, cha mẹ nàng không cho nàng kết duyên với chàng trai vì gia đình chàng trai nghèo khó, không xứng với nhà mình. Mặc dầu cha mẹ ngăn cấm, nhưng nàng vẫn yêu chàng trai nghèo tha thiết. Sau khi đã biết con mình mang thai với chàng trai nghèo, cha mẹ nàng nổi giận đã đem giam nàng vào hang đá. Lúc bấy giờ, hang đá này có bề ngoài xấu xí, tối tăm, ẩm thấp. Chuyện đến tai Ngọc Hoàng. Thương người con gái đẹp người, đẹp nết, lại bụng mang dạ chửa bị giam cầm trong hang đá tăm tối, Ngọc Hoàng bèn chọn một số thợ giỏi trên thiên đình xuống trần gian sắp xếp, trang trí lại hang đá cho thật đẹp để Nàng Màn sống và sinh nở mẹ tròn con vuông. Từ đó hang đá trở nên xinh đẹp như ta thấy ngày nay. Hình người trong hang chính là mẹ con Nàng Màn hóa đá.

Hiện nay, hang Nàng Màn đang trở thành điểm tham quan hấp dẫn không chỉ của người dân địa phương mà còn của du khách trong và ngoài tỉnh.

Góc Tự Sự Về Người Con Xứ Nghệ Con Cuông- Thay Lời Muốn Nói Đến Các Bạn

– Đã Bao Lâu Rồi Bạn Chưa Về Thăm Lại Quê Nhà Đi Hết Chốn Nơi Đây

– Đã Bao Giờ Bạn Tự Hào Về Con Người Quê Hương Bản Xứ Của Mình Dẫn Dắt Bạn Bè Về Thăm Quê Hương Và Khoe Những Người Khác Về Cảnh Đẹp Này.

– Đã Bao Giờ Bạn Rơi Nước Mắt Vì Tết Không Thể Về Quê Chốn Này

– Đã Bao Giờ Bạn Là Đứa Con Sinh Ra Trong Cái Nôi Của Tạo Hoá Quá Đẹp Này Nhưng Chưa Đi Hết Các Địa Điểm Này.

– Đã Bao Giờ Bạn Vô Tình Hờ Hững Những Cảnh Đẹp Quá Gần Gũi Như Này

– Đã Bao Giờ Bạn Cảm Thấy Quá May Mắn Khi Sinh Ra Là Con Người Nghệ An- Con Cuông

– Đã Bao Giờ Trong Suy Nghĩ Của Bạn Hồi Ức Tuổi Thơ Ùa Về Miền Núi Non Này

– Tất Cả Những Điều Trên Mình Đã Từng- Và Giờ Chỉ Biết Cảm Ơn Đời Đã Cho Mình Sinh Ra Chốn Thiêng Liêng Đất Xứ Nghệ- Và Nợ Một Lời Xin Lỗi Khi Có Nhiều Lần Theo Đuổi Con Đường Vật Chất Lại Lãng Quên Đi Những Thứ Đỗi Là Thân Thương Như Vậy. 

Người Cha Người mẹ Con Cuông Nghệ An
hình ảnh con trâu nghệ an con cuông review du lịch
cối xoay nước ruộng lúa con cuông nghệ an re view du lịch
hoàng hôn ở con cuông review du lịch nghệ an

Nếu các bạn quan tâm đến tour du lịch đến Con Cuông thì hãy để Abogo giúp đỡ bạn miễn phí nhé.

Tour du lịch con cuông giá rẻ là hành trình ưa thích của nhiều du khách. Được tham quan thị trấn con cuông, bản mưa, dệt thổ cẩm làng xiềng du thuyền sông giăng, thác khe kèm. Bên cạnh đó, bạn sẽ cùng giao lưu văn nghệ như đốt lửa trại, nhảy sạp, uống rượu cần cùng dân bản. Tất cả đang chờ bạn trong hành trình sắp tới!!!

"Dong

Lịch trình chi tiết tour du lịch con cuông- Review Du Lịch Con Cuông

Ngày 1: Tham quan Du lịch cộng đồng Bản Nưa

Sáng: HDV đón đoàn tại điểm hẹn.

Đoàn xuất phát đi tham quan Du lịch cộng đồng Bản Nưa. Với những ngôi nhà sàn xinh xắn, đối xứng nhau. Đơn giản nhưng đẹp và tinh tế.9h00: Đoàn tham quan Khe nước Mọc bởi đó là khe suối kỳ lạ. Phun lên từ sâu dưới lòng đất hàng trăm năm nay. Người Thái gọi là Tạ Bó (suối nóng lạnh). Review Du Lịch Con Cuông

10h00: Du khách đi tham quan cánh đồng Mường Quạ. Nổi tiếng với câu hát “cơm Mường Quạ, cá Sông Giăng”10h30: Du thuyền, ngắm cảnh Sông Giăng trên những chiếc thuyền kayak. Hoặc xuồng máy, chụp ảnh với thiên nhiên hoang sơ, kỳ vĩ nơi đây. Quý khách có thể tắm suối, hòa mình vào làn nước mát lạnh. Cùng tìm hiểu về câu chuyện của bộ tộc “ngủ ngồi” Đan Lai. Tiếp theo, quý khách đừng bỏ lỡ trải nghiệm cảm giác mạnh. Chinh phục độ cao qua trò chơi trượt dây Zipline lần đầu tiên có tại Nghệ An

Trưa 12h00: Ăn trưa tại nhà hàng tại Khu du lịch sinh thái Pha Lài- Review Du Lịch Con Cuông

13h30: Sau đó Quý khách đi tham quan Thác Khe Kèm. Thác nước lớn và đẹp nhất tại Bắc Miền Trung, trên đường đi. Quý khách dừng chân tham quan, mua sắm. Tại cửa hàng trưng bày sản phẩm “dệt thổ cẩm Làng Xiềng” của dân tộc Thái.16h00: Đoàn rời Khe Kèm về với bản Khe Rạn . Tại đây , Quý khách sẽ dùng bữa tối với các món đặc sản của đồng bào dân tộc Thái. Ngoài ra, đoàn sẽ cùng giao lưu văn nghệ nhảy sạp , đốt lửa trại , uống rượu cần cùng dân bản .

Tối: Đoàn ăn tối .

Qúy khách trải nghiệm ngủ homestay tại các nhà sàn tại đây .

Ngày 2: Kết thúc hành trình- Review Du Lịch Con Cuông

Sáng: Qúy khách ăn sáng 

Sau bữa sáng xe và HDV du lịch Thiên Nhân trả khách tại điểm hẹn ban đầu. Nói lời chào tạm biệt và hẹn gặp lại quý khách trong một lần gần nhất trên mọi nẻo đường quê hương.Lưu ý :Tùy thuộc vào thời gian lịch trình có thể thay đổi nhưng vẫn đảm bảo lịch trình cho quý khách.

GIÁ CHƯƠNG TRÌNH TOUR 

GIÁ TOUR BAO GỒM:

Phương tiện: 

  • Xe ô tô đời mới, máy lạnh, tham quan suốt tuyến.

Tham quan:

  • Vé tham quan tất cả các điểm trong chương trình (01 lần vào cửa)

Ăn uống:

  • Ăn chính
  • Ăn sáng
  • Nước + khăn lạnh 01 đơn vị/ngày.

Hướng dẫn viên Review Du Lịch Con Cuông :

  • Hướng dẫn viên tiếng Việt, nhiệt tình, vui vẻ phục vụ suốt chuyến đi.

Qùa tặng:

  • Bảo hiểm du lịch theo quy định.
  • Mũ du lịch Thiên Nhân.

GIÁ TOUR KHÔNG BAO GỒM : 

  • Thuế VAT.Tiền tip cho tổ phục vụ

Giá vé cho trẻ em:

  • Trẻ em dưới 5 tuổi được miễn phí vé dịch vụ ( ăn chung, ngủ chung với bố mẹ). Hai người lớn chỉ được kèm 1 trẻ em dưới 5 tuổi, em thứ 2 trở lên phải mua ½ giá vé.
  • Trẻ em từ 5 – 10 tuổi phải mua nửa vé dịch vụ (ăn riêng, ngủ chung với bố mẹ). Hai người lớn chỉ được kèm trẻ em từ 5 – 10 tuổi em thứ 2 trở lên phải mua 75% giá vé.
  • Trẻ em trên 10 tuổi phải mua 1 vé.
  • Riêng các khu du lịch tính vé theo chiều cao thì bố mẹ tự thanh toán tiền vé cho con theo quy định.

Điều kiện thanh toán :

  • Khi đăng ký đặt cọc 50% số tiền tour.
  • Số tiền còn lại thanh toán trước ngày khởi hành 05 ngày.

Điều kiện huỷ tour :

  • Huỷ tour trước 7 ngày: hoàn 70% số tổng tiền.
  • Huỷ tour trước 5 ngày : hoàn 50% số tổng tiền.
  • Huỷ tour trước 3 ngày: hoàn 30% số tổng tiền.
  • Huỷ tour trước 1 ngày: đền bù bằng tổng giá trị tour.

KÍNH CHÚC QUÝ KHÁCH CÓ 1 CHUYẾN DU LỊCH THẬT VUI VẺ VÀ Ý NGHĨA!!!

Review Du Lịch Con Cuông

Nguồn thông tin và hình ảnh được sự cung cấp từ cộng đồng người Con Cuông. Và Các báo chí, cảm ơn mọi người đã cung cấp thông tin cho mình. Và nếu trong quá trình bài viết nếu như một số hình ảnh tư liệu mình lấy trên kênh truyền thông chưa được sự cho phép từ tác giả thì mong liên hệ số điện thoại tại đây để bên em sửa đổi> Chân thành cảm ơn ạ.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Gọi ngay
Chat ngay
Chat trên Zalo
Chat WhatApp